Câu hỏi:
09/10/2024 125Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, tần số alen của một gen nào đó trong quần thể có thể bị thay đổi nhanh chóng khi
A. các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên.
B. các cá thể trong quần thể giao phối không ngẫu nhiên.
C. gen dễ bị đột biến thành các alen khác nhau.
D. kích thước quần thể giảm mạnh.
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
- Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, tần số alen của một gen nào đó trong quần thể có thể bị thay đổi nhanh chóng khi kích thước quần thể giảm mạnh.
Khi kích thước quần thể giảm mạnh, hiện tượng thắt cổ chai xảy ra hay do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên như bão, lũ lụt, cháy rừng có thể làm chết số đông các cá thể mang cùng loài alen nào đó tần số alen của một gen nào đó trong quần thể có thể bị thay đổi nhanh chóng.
→ D đúng.A,B,C sai.
* CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA
- Nhân tố tiến hóa là nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Có 5 nhân tố tiến hóa: đột biến, di nhập gen, yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên.
1. Đột biến
a. Khái niệm
- Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (ADN, gen) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể), có thể dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng, những biến đổi này có tính chất bền vững và có thể di truyền cho các đời sau.
b. Vai trò của đột biến đối với tiến hóa
- Đột biến là nhân tố tiến hóa vì nó làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể:
+ Đột biến gen làm thay đổi tần số alen 1 cách chậm chạp, vô hướng vì tần số đột biến gen của từng lôcut gen thường rất nhỏ (10-6 – 10-4), nhưng mỗi sinh vật có rất nhiều gen, quần thể có nhiều cá thể, nên đột biến sẽ rất quan trọng đối với sự tiến hoá vì nó cung cấp nguồn biến dị di truyền là các đột biến gen – nguyên liệu tiến hóa sơ cấp và chủ yếu của chọn lọc tự nhiên.
+ Đột biến gen tạo ra các alen mới → Luôn làm phong phú vốn gen của quần thể.
- Đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn được coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho chọn lọc tự nhiên vì:
+ Phần lớn các đột biến gen tồn tại ở trạng thái dị hợp nên nếu gen đột biến lặn cũng không biểu hiện ra ngay kiểu hình.
+ Qua giao phối sẽ tạo ra nhiều biến dị tổ hợp khiến cho alen có hại có thể nằm trong tổ hợp gen vô hại, trong môi trường mới có thể đột biến lại trở nên có sức sống và thích nghi cao hơn.
2. Di – nhập gen
a. Khái niệm
- Di nhập gen (dòng gen) là hiện tượng các quần thể có sự trao đổi các cá thể (thường gặp ở động vật) hoặc các giao tử (thường gặp ở thực vật).
b. Vai trò của di nhập gen đối với tiến hóa
- Di nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của 2 quần thể đồng thời:
+ Tốc độ làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào sự chênh lệch giữa số cá thể vào và ra khỏi quần thể lớn hay nhỏ.
+ Nhập gen có thể làm phong phú vốn gen của quần thể (trong trường hợp sự di nhập gen mang đến các alen mới) hoặc có thể chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể (trong trường hợp sự di nhập gen mang đến các loại alen đã có sẵn trong quần thể). Ngược lại, khi các cá thể di cư ra khỏi quần thể thì cũng làm cho thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể thay đổi.
- Sự di nhập gen có thể làm hợp nhất các quần thể sống cạnh nhau thành một quần thể có cấu trúc di truyền thống nhất, các quần thể sai khác nhau tiến đến giống nhau hơn.
3. Chọn lọc tự nhiên
a. Khái niệm
- Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
b. Vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa
- Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp tác động lên kiểu gen → Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể → Kết quả của CLTN dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa (Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định).
Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng xác định với mức độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố:
+ Alen chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên là trội hay lặn: Nếu chọn lọc chống lại alen trội sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh chóng vì gen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay cả ở trạng thái dị hợp. Còn nếu chọn lọc chống lại alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm vì alen lặn chỉ bị đào thải ở trạng thái đồng hợp tử nên không bao giờ loại hết alen lặn.
+ Quần thể sinh vật là đơn bội hay lưỡng bội: Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn (đơn bội) nhanh hơn so với quần thể sinh lưỡng bội vì ở quần thể vi khuẩn (đơn bội), alen dù là trội hay lặn đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
+ Tốc độ sinh sản nhanh hay chậm.
4. Các yếu tố ngẫu nhiên
a. Khái niệm
- Sự biến đổi về thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên (thiên tai, dịch bệnh,…) còn được gọi là sự biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền.
b. Vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với tiến hóa
- Các yếu tố ngẫu nhiên gây ra sự biến đổi đột ngột cấu trúc di truyền của quần thể:
+ Thay đổi tần số alen không theo 1 hướng xác định (1 alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể).
+ Làm thay đổi cấu trúc di truyền nhanh chóng đặc biệt đối với quần thể có kích thước nhỏ.
- Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kỳ yếu tố nào làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.
- Kết quả tác động của yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Mục lục Giải Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trên một chạc chữ Y có 232 đoạn Okazaki. Số đoạn mồi trong đơn vị tái bản trên là
Câu 2:
Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật, kiểu phân bố phổ biến nhất là
Câu 3:
Cho sơ đồ phả hệ sau:
Biết rằng hai cặp gen quy định hai tính trạng nói trên không cùng nằm trong một nhóm gen liên kết; bệnh hói đầu do alen trội H nằm trên NST thường quy định, kiểu gen dị hợp Hh biểu hiện hói đầu ở người nam và không hói đầu ở người nữ và quần thể này ở trạng thái cân bằng và có tỉ lệ người bị hói đầu là 30%.
Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?
(1) Có tối đa 6 người có kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen.
(2) Có 6 người xác định được chính xác kiểu gen về hai bệnh.
(3) Khả năng người số (10) mang cả 2 loại alen lặn là .
(4) Xác suất để cặp vợ chồng số (10) và (11) sinh ra một đứa có kiểu gen đồng hợp, không bị bệnh P là .
Câu 4:
Có bao nhiêu nhận xét sau là đúng khi nói về ổ sinh thái?
(1) Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.
(2) Tổ hợp các giới hạn sinh thái của các nhân tố sinh thái làm thành một ổ sinh thái chung của loài.
(3) Các loài cùng chung nơi ở đều có các ổ sinh thái giống nhau.
(4) Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi,… của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
Câu 5:
Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể giao phối?
Câu 6:
Mạch thứ nhất của gen có tỉ lệ các loại nucleotit lần lượt là A:T:G:X = 1:2:3:4. Khi gen trên phiên mã 4 lần, môi trường nội bào cung cấp 720 nucleotit loại A. Cho biết mạch gốc của gen có X = 3T. Số axit amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh do gen trên điều khiển tổng hợp là bao nhiêu?
Câu 7:
Trong hô hấp hiếu khí ở tế bào, giai đoạn nào dưới đây không xảy ra ở ti thể?
Câu 8:
Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?
Câu 9:
Giai đoạn hình thành mối liên kết hóa học đặc hiệu giữa các thụ thể của virut và tế bào chủ được gọi là
Câu 10:
Có 10 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung cấp 2480 NST đơn, tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường cung cấp thêm 2560 NST đơn. Biết không có trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là
Câu 12:
Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật
Câu 13:
Ở một loài côn trùng, người ta đem lai khác nhau về tính trạng tương phản thu được đều mắt đỏ, cánh dày. Tiếp tục thực hiện 2 phép lai sau:
Phép lai 1: Cho con ♂ lai phân tích thu được: 25% ♀ mắt đỏ, cánh dày : 25% ♀ mắt vàng mơ, cánh dày : 50% ♂ mắt vàng mơ, cánh mỏng.
Phép lai 2: Cho con ♀ lai phân tích thu được: 6 mắt vàng mơ, cánh dày : 9 mắt vàng mơ, cánh mỏng : 4 mắt đỏ, cánh dày : 1 mắt đỏ, cánh mỏng.
Biết không có đột biến xảy ra, độ dày mỏng cánh do 1 gen quy định, cá thể cái là XX và cá thể đực là XY. Có bao nhiêu kết quả sau đây đúng?
(1) Phép lai 2 cho tối đa 16 kiểu gen và 8 kiểu hình.
(2) Ở phép lai 2 đã xuất hiện hoán vị gen với tần số 20%.
(3) Nếu cho giao phối với nhau thì tỉ lệ con đực mắt đỏ, cánh dày là 37,5%.
(4) Ở phép lai 2 tỉ lệ mắt vàng mơ là 25%.
Câu 14:
Công nghệ tế bào đã đạt được bao nhiêu thành tựu sau đây?
(1) Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp -caroten trong hạt.
(2) Tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất cao.
(3) Tạo ra chủng vi khuẩn E.coli có khả năng sản xuất insulin người.
(4) Tạo ra cừu Đôli.
Câu 15:
Ở một loài cây, 2 cặp gen A, a và B, b phân li độc lập quy định hình dạng quả. Kiểu gen có cả A và B cho quả dẹt, kiểu gen chỉ có A hoặc B cho quả tròn, kiểu gen aabb cho quả dài. Lai 2 cây quả tròn thuần chủng (P), tạo ra toàn cây quả dẹt. tự thụ phấn, tạo ra Cho các cây quả dẹt giao phấn, tạo ra Bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
(1) dị hợp 2 cặp gen.
(2) Các cây quả dẹt có 4 kiểu gen.
(3) Ở có 2 loại kiểu hình.
(4) Ở , cây quả dài chiếm tỉ lệ .