Câu hỏi:
18/07/2024 181Tài liệu nào dưới đây lần đầu tiên khẳng định sự nhân nhượng của nhân dân Việt Nam đối với thực dân Pháp xâm lược đã đến giới hạn cuối cùng?
A. "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến " của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi " của Trường Chinh.
C. Bản "Tuyên ngôn Độc lập " của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
D. Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến” của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Trả lời:
Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
Trước những hành động khiêu khích của thực dân Pháp sau Hiệp định sơ bộ và Tạm ước, đặc biệt là việc Pháp gửi tối hậu thư (18-12-1946) thì trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “…Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa” => Tài liệu này lần đầu tiên khẳng định: sự nhân nhượng của nhân dân Việt Nam đối với thực dân Pháp xâm lược đã đến giới hạn cuối cùng.
Chọn đáp án: A
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
“Hành lang Đông - Tây” được Pháp thiết lập trong kế hoạch Rơve (13-5-1949) gồm
Câu 2:
“Một tấc không đi, một li không rời” là quyết tâm của đồng bào miền Nam Việt Nam trong
Câu 3:
Quân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ bằng ba mũi giáp công là:
Câu 4:
Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương giải phóng hoàn toàn miền Nam là vì
Câu 5:
Nét tương đồng về nghệ thuật quân sự của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là gì?
Câu 6:
Ý nào dưới đây thể hiện điểm tương đồng về nội dung của hai Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương và Hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam ?
Câu 7:
Bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước trong cách mạng tháng Tám là:
Câu 8:
So với chiến dịch Điện Biên Phủ (1945), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) của quân dân Việt Nam có điểm gì khác biệt?
Câu 9:
Toàn cầu hóa là một xu thế phát triển khách quan, một thực tế không thể đảo ngược vì đây là hệ quả của
Câu 11:
Bài học kinh nghiệm nào của phong trào dân chủ 1936 – 1939 không được vận dụng trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?
Câu 12:
Quốc gia nào dưới đây khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần hai?
Câu 13:
Thắng lợi nào sau đây được đánh giá là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 14:
Từ ngày 25-4 đến 26-6-1945, Đại biểu 50 nước họp hội nghị quốc tế ở Xan Phranxcô (Mĩ) nhằm