Câu hỏi:

23/07/2024 138

Sức mạnh của tình yêu lứa đôi (‘tình ta”) được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ 6, 7 và 8?

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Từ khổ thơ 6 có một sự thay đổi quan trọng: từ “tình em” đã chuyển sang “tình ta” (tình yêu của anh và em). Tình yêu này thách thức những thay đổi của thế giới khách quan, mang trong nó khả năng hồi sinh kì diệu:

“Sợ gì chim bay đi

Mang bóng chiều đi hết

Tình ta như lộc biếc

Gọi ban mai lại về”

Có tình yêu, vũ trụ luôn chứa đầy năng lượng sống tích cực (phân tích sâu ý nghĩa của phép so sánh: “Tình ta như lộc biếc”).

Không chỉ thế, ngay cả khi cách xa, ngay cả khi không có “em” (câu thơ “Dù nắng trưa không ở” cần đọc trong sự kết nối với câu thơ “Em ở trời trưa ở” ở khổ 3) thì tình yêu vẫn vượt lên tất cả, vẫn đong đầy hạnh phúc:

“Hạnh phúc trên đầu ta

Mọc sao vàng chi chít”

(Hay các em có thể so sánh sự khác biệt của hai sắc thái: “Rải hạt vàng chi chít” (dòng 8) và “Mọc sao vàng chi chít”).

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những thời điểm trong một ngày và cảnh sắc thiên nhiên. Phân tích ý nghĩa của cách biểu đạt này.

Xem đáp án » 14/07/2024 117

Câu 2:

Có thể có những cách hiểu nào về nhan đề bài thơ: Tình ca ban mai?

Xem đáp án » 10/07/2024 91

Câu 3:

Phân tích nét độc đáo của dòng thơ: “Nắng sáng màu xanh che”.

Xem đáp án » 17/07/2024 85

Câu 4:

Cảm nhận của em về hình tượng “hoa em” trong câu kết bài thơ.

Xem đáp án » 21/07/2024 85

Câu 5:

Khổ thơ cuối có khác biệt gì với các khổ thơ trước đó? Ý nghĩa của sự khác biệt này?

Xem đáp án » 16/07/2024 77