Câu hỏi:
17/07/2024 124
Rèn luyện kĩ năng viết: Người viết và người đọc giả định, xưng hô trong bài viết
Rèn luyện kĩ năng viết: Người viết và người đọc giả định, xưng hô trong bài viết
Trả lời:
a) Cách thức
- Khi viết bài văn nghị luận, em cần hình dung mình là ai (người viết giả định) và viết cho ai đọc (người đọc giả định). Em không phải chỉ viết với mặc định là một học sinh hướng tới thầy, cô giáo mà còn có thể “đóng vai” một người nào đó để viết (như nhà báo, phóng viên, luật sư, nhà khoa học,…) và hướng tới một đối tượng người đọc mà em hình dung, tưởng tượng (bạn bè, thầy cô, các bậc phụ huynh, quan tòa, hiệu trưởng, nguyên thủ quốc gia,…)
Cần xác định người viết giả định và người đọc giả định vì các đối tượng giả định ấy chi phối việc xác định nội dung, cách triển khai và sử dụng ngôn ngữ, nhất là cách xưng hô của em trong bài viết.
- Từ vị trí của người viết và người đọc giả định, em sẽ lựa chọn cách xưng hô cũng như thể hiện giọng điệu cho phù hợp. Một số cặp đại từ xưng hô thường được sử dụng là: tôi – bạn/ các bạn, tôi – ông/ bà, tôi – quý ngài, tôi – ngài,…Việc sử dụng các từ ngữ xưng hô này sẽ góp phần tạo nên tính đối thoại và màu sắc biểu cảm cho bài viết.
Thông thường, để diễn đạt ấn tượng chủ quan của riêng mình, người viết thường xưng tôi: tôi cho rằng, tôi nghĩ rằng,…nhưng để lôi kéo sự đồng tình, đồng cảm, người viết thường xưng chúng tôi, ta, chúng ta, mọi người đều biết,…Khi phân tích một nhân vật, gọi tên một tác giả nào đó, cần xác định một đại từ cho phù hợp và tránh sự đơn điệu, lặp lại. Chẳng hạn, khi phân tích nhân vật Chí Phèo, có thể dùng các từ y, gã, hắn, Chí Phèo, con quỷ làng Vũ Đại,…nhưng khi nói tới một Chí Phèo lương thiện thì cũng có thể dùng từ anh hay anh ta,…Khi nhắc đến tác giả, không nên lặp đi lặp lại các từ như nhà thơ, tác giả. Viết về Nguyễn Du chẳng hạn, có thể gọi ông bằng các từ như Nguyễn Du, Tố Như, nhà thơ, đại thi hào dân tộc, ông, tác giả “Truyện Kiều”,...Khi chưa xác định được lứa tuổi của tác giả thì tốt nhất dùng danh từ để gọi như: nhà văn, nhà thơ, tác giả,…; tránh trường hợp dùng những đại từ không chính xác, gọi ngược, tạo cảm giác khó chịu và buồn cười cho người đọc, ví dụ: một học sinh phổ thông khi viết về Nam Cao hoặc Nguyễn Tuân vẫn diễn đạt: “đọc tác phẩm của anh…”
a) Cách thức
- Khi viết bài văn nghị luận, em cần hình dung mình là ai (người viết giả định) và viết cho ai đọc (người đọc giả định). Em không phải chỉ viết với mặc định là một học sinh hướng tới thầy, cô giáo mà còn có thể “đóng vai” một người nào đó để viết (như nhà báo, phóng viên, luật sư, nhà khoa học,…) và hướng tới một đối tượng người đọc mà em hình dung, tưởng tượng (bạn bè, thầy cô, các bậc phụ huynh, quan tòa, hiệu trưởng, nguyên thủ quốc gia,…)
Cần xác định người viết giả định và người đọc giả định vì các đối tượng giả định ấy chi phối việc xác định nội dung, cách triển khai và sử dụng ngôn ngữ, nhất là cách xưng hô của em trong bài viết.
- Từ vị trí của người viết và người đọc giả định, em sẽ lựa chọn cách xưng hô cũng như thể hiện giọng điệu cho phù hợp. Một số cặp đại từ xưng hô thường được sử dụng là: tôi – bạn/ các bạn, tôi – ông/ bà, tôi – quý ngài, tôi – ngài,…Việc sử dụng các từ ngữ xưng hô này sẽ góp phần tạo nên tính đối thoại và màu sắc biểu cảm cho bài viết.
Thông thường, để diễn đạt ấn tượng chủ quan của riêng mình, người viết thường xưng tôi: tôi cho rằng, tôi nghĩ rằng,…nhưng để lôi kéo sự đồng tình, đồng cảm, người viết thường xưng chúng tôi, ta, chúng ta, mọi người đều biết,…Khi phân tích một nhân vật, gọi tên một tác giả nào đó, cần xác định một đại từ cho phù hợp và tránh sự đơn điệu, lặp lại. Chẳng hạn, khi phân tích nhân vật Chí Phèo, có thể dùng các từ y, gã, hắn, Chí Phèo, con quỷ làng Vũ Đại,…nhưng khi nói tới một Chí Phèo lương thiện thì cũng có thể dùng từ anh hay anh ta,…Khi nhắc đến tác giả, không nên lặp đi lặp lại các từ như nhà thơ, tác giả. Viết về Nguyễn Du chẳng hạn, có thể gọi ông bằng các từ như Nguyễn Du, Tố Như, nhà thơ, đại thi hào dân tộc, ông, tác giả “Truyện Kiều”,...Khi chưa xác định được lứa tuổi của tác giả thì tốt nhất dùng danh từ để gọi như: nhà văn, nhà thơ, tác giả,…; tránh trường hợp dùng những đại từ không chính xác, gọi ngược, tạo cảm giác khó chịu và buồn cười cho người đọc, ví dụ: một học sinh phổ thông khi viết về Nam Cao hoặc Nguyễn Tuân vẫn diễn đạt: “đọc tác phẩm của anh…”
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Từ truyện “Chí Phèo” (Nam Cao), em hãy bàn về sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người.
Từ truyện “Chí Phèo” (Nam Cao), em hãy bàn về sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người.
Câu 2:
Hãy viết một đoạn văn cho luận điểm 2 hoặc luận điểm 3 theo dàn ý đã nêu ở ý 2.1, mục “2. Thực hành”, trong đó thể hiện cách xưng hô cho phù hợp với người đọc và người viết giả định.
Hãy viết một đoạn văn cho luận điểm 2 hoặc luận điểm 3 theo dàn ý đã nêu ở ý 2.1, mục “2. Thực hành”, trong đó thể hiện cách xưng hô cho phù hợp với người đọc và người viết giả định.