Câu hỏi:
23/07/2024 128
Rèn luyện kĩ năng viết: Câu văn suy lí (lô gích) và câu văn có hình ảnh trong văn nghị luận.
a) Cách thức
Văn nghị luận nói chung là loại văn của tư duy khái niệm, của suy lí (lô gích), giàu sức thuyết phục. Tuy nhiên, văn nghị luận cũng cần phải hấp dẫn, lôi cuốn bằng hình ảnh, từ ngữ có sức biểu cảm cao. Bài văn nghị luận hay là bài văn vừa giàu sức thuyết phục lô gích, vừa giàu hình ảnh. Biện pháp cơ bản nhất để tạo nên bài viết có hình ảnh là người viết dùng phép so sánh, liên hệ, đối chiếu.
So sánh hai cách viết có cùng một ý sau đây:
Câu văn suy lí (lô gích)
Câu văn có hình ảnh
Hàn Mặc Tử là một nhà thơ độc đáo. Ông xuất hiện và ra đi rất bất ngờ, nhưng đã để lại một dấu ấn không thể nào quên đối với nền thơ ca dân tộc.
Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi lòa chói rực rỡ của mình.
(Chế Lan Viên, Tựa “Tuyển tập Hàn Mặc Tử”)
Bài thơ Sông Lấp có một vị trí quan trọng trong thơ Tú Xương. Đó là bài thơ hay nhất trong sự nghiệp thơ Nôm của ông. Nói đến thơ Tú Xương, mà không dẫn, không trích Sông Lấp là một thiếu sót lớn.
Nếu chúng ta liệt Tú Xương vào loại đỉnh thơ Nôm, thì Sông Lấp chính là bóng cây hiên ngang trên sườn non đó vậy. Dẫn thơ Tú Xương mà vô tình hoặc cố ý đánh rớt bài Sông Lấp, tức là bước lên lầu tháp mở cửa từng này, từng kia mà quên đi mất cái chuông trên vọng lâu vậy.
(Nguyễn Tuân, Thời và thơ Tú Xương)
b) Bài tập
Chọn một ý của đề bài trong mục 2. “Thực hành”; từ đó, viết hai đoạn văn:
- Diễn đạt bằng các câu văn suy lí (lô gích).
- Diễn đạt bằng các câu văn có hình ảnh.
Rèn luyện kĩ năng viết: Câu văn suy lí (lô gích) và câu văn có hình ảnh trong văn nghị luận.
a) Cách thức
Văn nghị luận nói chung là loại văn của tư duy khái niệm, của suy lí (lô gích), giàu sức thuyết phục. Tuy nhiên, văn nghị luận cũng cần phải hấp dẫn, lôi cuốn bằng hình ảnh, từ ngữ có sức biểu cảm cao. Bài văn nghị luận hay là bài văn vừa giàu sức thuyết phục lô gích, vừa giàu hình ảnh. Biện pháp cơ bản nhất để tạo nên bài viết có hình ảnh là người viết dùng phép so sánh, liên hệ, đối chiếu.
So sánh hai cách viết có cùng một ý sau đây:
Câu văn suy lí (lô gích) |
Câu văn có hình ảnh |
Hàn Mặc Tử là một nhà thơ độc đáo. Ông xuất hiện và ra đi rất bất ngờ, nhưng đã để lại một dấu ấn không thể nào quên đối với nền thơ ca dân tộc. |
Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi lòa chói rực rỡ của mình. (Chế Lan Viên, Tựa “Tuyển tập Hàn Mặc Tử”) |
Bài thơ Sông Lấp có một vị trí quan trọng trong thơ Tú Xương. Đó là bài thơ hay nhất trong sự nghiệp thơ Nôm của ông. Nói đến thơ Tú Xương, mà không dẫn, không trích Sông Lấp là một thiếu sót lớn. |
Nếu chúng ta liệt Tú Xương vào loại đỉnh thơ Nôm, thì Sông Lấp chính là bóng cây hiên ngang trên sườn non đó vậy. Dẫn thơ Tú Xương mà vô tình hoặc cố ý đánh rớt bài Sông Lấp, tức là bước lên lầu tháp mở cửa từng này, từng kia mà quên đi mất cái chuông trên vọng lâu vậy. (Nguyễn Tuân, Thời và thơ Tú Xương) |
b) Bài tập
Chọn một ý của đề bài trong mục 2. “Thực hành”; từ đó, viết hai đoạn văn:
- Diễn đạt bằng các câu văn suy lí (lô gích).
- Diễn đạt bằng các câu văn có hình ảnh.
Trả lời:
* Đoạn văn tham khảo (Đề 3)
- Diễn đạt bằng các câu văn suy lí (lô gích):
Đoạn trích dưới đây thuộc Truyện Kiều (Nguyễn Du) miêu tả tâm trạng đau đớn, tủi nhục, nỗi cô đơn, thương thân trách phận và ý thức về thân phận bất hạnh của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh.
- Diễn đạt bằng các câu văn có hình ảnh:
Mộng Liên Đường Chủ Nhân đã từng khái quát về thân thế Thuý Kiều: “Khi lai láng tình thơ, người tựa án khen tài châu ngọc; Khi duyên ưa kim cải non biển thề bồi; Khi đất nổi ba đào cửa nhà tan tác; Khi lầu xanh, khi rừng tía, cõi đi về nghĩ cũng chồn chân; Khi kinh kệ, khi can qua, mùi từng trải nghĩ cùng tê lưỡi…”. Đọc đến đây, người đọc như thấm thía nỗi đau mà Kiều phải chịu đựng nhưng ẩn sau đó chính là vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nàng. Có thể nói, đoạn trích dưới đây là một minh chứng tiêu biểu cho điều đó.
* Đoạn văn tham khảo (Đề 3)
- Diễn đạt bằng các câu văn suy lí (lô gích):
Đoạn trích dưới đây thuộc Truyện Kiều (Nguyễn Du) miêu tả tâm trạng đau đớn, tủi nhục, nỗi cô đơn, thương thân trách phận và ý thức về thân phận bất hạnh của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh.
- Diễn đạt bằng các câu văn có hình ảnh:
Mộng Liên Đường Chủ Nhân đã từng khái quát về thân thế Thuý Kiều: “Khi lai láng tình thơ, người tựa án khen tài châu ngọc; Khi duyên ưa kim cải non biển thề bồi; Khi đất nổi ba đào cửa nhà tan tác; Khi lầu xanh, khi rừng tía, cõi đi về nghĩ cũng chồn chân; Khi kinh kệ, khi can qua, mùi từng trải nghĩ cùng tê lưỡi…”. Đọc đến đây, người đọc như thấm thía nỗi đau mà Kiều phải chịu đựng nhưng ẩn sau đó chính là vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nàng. Có thể nói, đoạn trích dưới đây là một minh chứng tiêu biểu cho điều đó.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Bàn luận về giá trị của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát mà em yêu thích.
Bàn luận về giá trị của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát mà em yêu thích.
Câu 3:
Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị.
Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị.
Câu 4:
Chọn một trong ba đề sau để thực hành luyện tập:
Đề 1. Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị.
Đề 2. Bàn luận về giá trị của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát mà em yêu thích.
Đề 3. Phân tích đoạn trích sau trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du):
“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Nghĩ mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?
Mặc người mưa Sở mưa Tần,
Những mình nào biết có xuân là gì.
Đòi phen gió tựa hoa kề,
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
Đòi phen nét vẽ câu thơ,
Cung đàn trong nguyệt, nước cờ dưới hoa.
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai?”
(Theo ĐÀO DUY ANH, Từ điển “Truyện Kiều”, sách đã dẫn)
Chọn một trong ba đề sau để thực hành luyện tập:
Đề 1. Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị.
Đề 2. Bàn luận về giá trị của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát mà em yêu thích.
Đề 3. Phân tích đoạn trích sau trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du):
“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Nghĩ mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?
Mặc người mưa Sở mưa Tần,
Những mình nào biết có xuân là gì.
Đòi phen gió tựa hoa kề,
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
Đòi phen nét vẽ câu thơ,
Cung đàn trong nguyệt, nước cờ dưới hoa.
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai?”
(Theo ĐÀO DUY ANH, Từ điển “Truyện Kiều”, sách đã dẫn)