Câu hỏi:
07/07/2024 106Quan hệ quốc tế bắt đầu chuyển từ đối đầu sang đối thoại từ
A. Nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX.
B. Nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX.
C. Nửa đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
D. Nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
Trả lời:
Đáp án A
Cuộc chiến tranh lạnh khởi đầu khi Tổng thống Mĩ Truman đọc diễn văn trước Quốc hội Mĩ đề ra Học thuyết Truman và sau đó là cuộc chạy đua vũ trang và sự bùng phát của các cuộc xung đột khu vực giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Mặc dù không phát triển thành cuộc chiến tranh thế giới nhưng loài người luôn phải hứng chịu những đòn tâm lí và nguy cơ của cuộc chiến tranh hạt nhân. Cả hai cực Liên Xô và Mĩ đều mải chạy đua vũ trang nên mất tập trung phát triển kinh tế và đã bị Nhật và Tây Âu vươn lên cạnh tranh gay gắt. Từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng, hai cường quốc đã kí một số hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân từng bước giảm dần nhịp độ của cuộc chiến tranh lạnh. Nhưng phải đến nửa sau thập kỉ 80 của thế kỉ XX, quan hệ quốc tế mới chuyển từ đối đầu sang đối thoại khi mà Liên Xô và Mĩ đã có những cuộc gặp gỡ cấp cao mà nhất là cuộc gặp gỡ không chính thức tại đảo Manta tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh thì thời kì đối thoại trong các mối quan hệ quốc tế mới ngày càng phổ biến.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hình thức đấu tranh chống "Chiến tranh đặc biệt" được Bộ chính trị đề ra là
Câu 2:
Điểm nào dưới đây không phải biểu hiện sự non yếu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng ?
Câu 3:
Lý do khiến Đảng đưa ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam là
Câu 4:
Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt, chính sách nào sau đây của Mĩ và chính quyền Sài Gòn được nâng lên thành "quốc sách"?
Câu 5:
Lý do chính khiến cả Liên Xô và Mĩ đi đến tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh là gì?
Câu 6:
Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân vào năm 1968, ta chủ trương mở một cuộc "tổng công kích, tổng khởi nghĩa " trên toàn miền Nam?
Câu 9:
Nội dung nào sau đây không thể hiện khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Câu 10:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh tình cảnh của nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất?
Câu 11:
Trong đợt thứ 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã bắt sống được tướng Pháp nào ?
Câu 12:
Quốc gia nào giành độc lập sớm nhất ở Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ II?
Câu 13:
Thực chất hành động phá hoại Hiệp định Pari của chính quyền Sài Gòn là
Câu 14:
Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Câu 15:
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự?