Câu hỏi:
29/12/2024 154Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam bùng nổ trong điều kiện khách quan nào sau đây?
A. Đời sống nhân dân lao động khó khăn, cực khổ.
B. Quân phiệt Nhật vào xâm lược Đông Dương.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng.
D. Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền.
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
- Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam bùng nổ trong điều kiện khách quan Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền.
Trong những năm 1936 - 1939,nhìn chung đây là giai đoạn phục hồi,và phát triển của kinh tế Việt Nam.Tuy nhiên nền kinh tế của Việt Nam vẫn lạc hậu,và lệ thuộc vào kinh tế Pháp.đời sống nhân dân lao động khó khăn,cực khổ do chính sách tăng thế của chính quyền thuộc địa.
Đây là điều kiện chủ quan,bùng nổ phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam.
→ D đúng. A, B, C sai.
* Mở rộng:
* PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939
1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7/1936)
a. Hoàn cảnh triệu tập:
- Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, nguy cơ chiến tranh thế giới đang đến gần.
- Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (tháng 7/1935) đã quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng: xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít.
- Ở Pháp, tháng 6/1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, ban bố một số chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa.
- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) cùng với chính sách của bọn cầm quyền phản động Pháp đã làm cho đời sống nhân dân Việt Nam càng đói khổ, ngột ngạt...
⇒ Tháng 7/1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Thượng Hải do Lê Hồng Phong chủ trì.
b. Những quyết định quan trọng của hội nghị.
- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương: chống đế quốc và chống phong kiến.
- Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là: đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
- Phương phát đấu tranh: kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
- Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
c. Ý nghĩa:
- Đưa cách mạng Đông Dương chuyển lên một cao trào đấu tranh mới.
- Nghị quyết Hội nghị chứng tỏ sự trưởng thành của Đảng trong việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và Nghị quyết của Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản vào điều kiện cụ thể của Đông Dương.
d. Sự phát triển, hoàn thiện của đường lối đấu tranh.
- Chủ trương, đường lối đấu tranh cách mạng tiếp tục được bổ sung, phát triển qua các khì Hội nghị Trung ương vào năm 1937, 1938.
- Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 3/1938, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 - 1939
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hội Nghị quốc tế do ba cường quốc chủ trì diễn ra tại Liên Xô (2-1945) là
Câu 2:
Nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô là nước đi đầu trong lĩnh vực
Câu 3:
Nội dung nào dưới đây khẳng định Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là Cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, đúng đắn?
Câu 5:
Người soạn thảo Luận cương chính trị của Đảng vào tháng 10 năm 1930 là
Câu 6:
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là gì
Câu 8:
An Nam Cộng sản đảng ra đời (tháng 8 - 1929) từ sự phân hóa của tổ chức
Câu 9:
Lãnh tụ tiêu biểu của xu hướng bạo động ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là
Câu 10:
Tổ chức cách mạng đại diện cho giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam là
Câu 11:
Trong giai đoạn 1960 – 1973, nền kinh tế của quốc gia nào có sự phát triển “thần kỳ”?
Câu 12:
Một trong những anh hùng đã được Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất (5 1952) tuyên dương là
Câu 14:
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 diễn ra mạnh mẽ và quyết liệt nhất ở
Câu 15:
Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do