Câu hỏi:

25/12/2024 198

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 bùng nổ do nguyên nhân chủ yếu nào? 

A. Khủng hoảng kinh tế 1929 1933 và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đáp án chính xác

B. Ba tổ chức cộng sản ra đời (1929) và tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933

C. Sự chỉ đạo kịp thời của Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam

D. Những hoạt động yêu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : A

- Phong trào cách mạng 1930 - 1931 bùng nổ do nguyên nhân chủ yếu Khủng hoảng kinh tế 1929 1933 và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

 Vì cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã tác động rất lớn đến kinh tế - xã hội nước ta và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành nguyên nhân quyết định dẫn tới sự bùng nổ của phong trào 1930 – 1931.

- B loại vì lúc này ba tổ chức cộng sản đã được hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

- C loại vì sau phong trào 1930 – 1931 thì Đảng Cộng sản Đông Dương mới được Quốc tế Cộng sản công nhận là một phân bố độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản. 

- D loại vì thiếu nội dung về cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, ngoài ra, việc nêu những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc cũng chưa rõ ràng và hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc bắt đầu từ năm 1911 khi ra đi tìm đường cứu nước. 

* Mở rộng:

1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931.

a. Nguyên nhân bùng nổ.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đã ảnh hưởng nặng nề đến đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam: kinh tế khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng; đời sống các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn. => Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.

- Chính sách đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp khiến cho đời sống chính trị - xã hội ở Việt Nam ăng thẳng => tinh thần cách mạng của nhân dân Việt Nam ngày càng lên cao.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh.

⇒ Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là nguyên nhân quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến sự bùng nổ và phát triển của phong trào cách mạng 1930 – 1931.

b. Sự phát triển của phong trào cách mạng 1930 – 1931

- Tháng 2 đến tháng 4/1930, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra với mục tiêu:

+ Đòi cải thiện đời sông; công nhân đòi tăng lương,giảm giờ làm;nông dân đòi giảm sưu thuế.

+ “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc” “Đả đảo phong kiến”, “thả tù chính trị”.

- Tháng 5/1930, trên cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động.

- Từ tháng 6 đến tháng 8/1930, liên tiếp nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân khác.

- Sang tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao nhất ở Nghệ An và Hà Tĩnh, tiêu biểu là cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (12/9/1930),... => Hệ thống chính quyền địch ở nhiều địa phương tan rã; chính quyền “Xô viết” được thành lập.

2. Xô viết Nghệ - Tĩnh.

a. Sự ra đời của các “Xô viết” ở Nghệ An, Hà Tĩnh.

- Từ tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao nhất ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Trước sự phát triển của phong trào cách mạng, hệ thống chính quyền địch ở nhiều địa phương đã tan rã; các cấp ủy Đảng ở nhiều xã, thôn đã lãnh đọa nhân dân đứng lên xây dựng chính quyền.

- Tại Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 9/1930, ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Diễn Châu,...

- Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành cuối năm 1930 đầu năm 1931, tại các xã thuộc huyện Nghi Xuân, Hương Khê, Can Lộc.

b. Các chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh

- Về chính trị: thực hiện rộng rãi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Quần chúng được tham gia các đoàn thể, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ, tòa án nhân dân được thành lập.

- Về kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ các thứ thuế vô lý; chú trọng đắp đê phòng lụt, tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.

Đấu tranh trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (tranh sơn dầu)

- Về kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ các thứ thuế vô lý; chú trọng đắp đê phòng lụt, tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.

- Về văn hóa - xã hội: mở các lớp dạy chữ quốc ngữ; xóa bỏ các tệ nạn xã hội; tuyên truyền giáo dục ý thức chính trị cho quần chúng qua hội họp, mít tinh; tuyên truyền, phổ biến các sách báo cách mạng,...

⇒ Xô Viết Nghệ - Tĩnh là mẫu hình chính quyền cách mạng đầu tiên ở Việt Nam, một chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân.

c. Kết quả của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh

- Thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố lực lượng cách mạng => nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ sở quần chúng bị phá vỡ, nhiều cán bộ, đảng viên, những người yêu nước bị bắt, bị tù đày.

- Đến giữa năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước tạm thời lắng xuống.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1931

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:

1. Chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

2. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên sáng lập báo Thanh niên

3. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập

4. Đông Dương Cộng sản đảng thành lập. 

Xem đáp án » 21/07/2024 3,029

Câu 2:

Đặc điểm bao trùm của phong trào yêu nước ở Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 có hai khuynh hướng 

Xem đáp án » 05/09/2024 1,324

Câu 3:

Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách nào sau đây? 

Xem đáp án » 21/07/2024 1,306

Câu 4:

Khẩu hiệu thành lập "Chính phủ dân chủ cộng hòa" được đưa ra trong 

Xem đáp án » 09/12/2024 543

Câu 5:

Nội dung nào sau đây là một trong những lí do Mĩ thực hiện “Kế hoạch Mácsan” (6 1947)? 

Xem đáp án » 19/07/2024 384

Câu 6:

Sự kiện nào nằm trong cao trào kháng Nhật cứu nước? 

Xem đáp án » 19/07/2024 374

Câu 7:

Năm 1942, Mặt trận Việt Minh đã thí điểm xây dựng các Hội Cứu quốc ở đâu? 

Xem đáp án » 22/07/2024 300

Câu 8:

Hai khẩu hiệu chiến lược của cách mạng Việt Nam thời kì 1930-1945 là gì? 

Xem đáp án » 21/07/2024 254

Câu 9:

Bản Hiến pháp tháng 11/1993 của Nam Phi đã đánh dấu sự kiện gì? 

Xem đáp án » 18/07/2024 237

Câu 10:

Bài học kinh nghiệm nào về xây dựng lực lượng cách mạng được Đảng rút ra trong phong trào cách mạng 1930-1931? 

Xem đáp án » 24/12/2024 225

Câu 11:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp (5-1941) xác định đối tượng của cách mạng Đông Dương là 

Xem đáp án » 12/07/2024 220

Câu 12:

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có ý nghĩa quốc tế nổi bật là 

Xem đáp án » 22/07/2024 212

Câu 13:

Nội dung nào không được ghi trong Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946? 

Xem đáp án » 17/07/2024 206

Câu 14:

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 10-1930 đã quyết định đổi tên Đảng thành 

Xem đáp án » 21/07/2024 202

Câu 15:

Hội nghị Ianta (2-1945) đã không đưa ra quyết định nào dưới đây

Xem đáp án » 22/07/2024 194

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »