Câu hỏi:
05/09/2024 301Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về giao phối không ngẫu nhiên?
A. Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm tần số alen lặn có hại trong quần thể
B. Giao phối không ngẫu nhiên có thể không làm thay đổi thành phần kiểu gen của một quần thể.
C. Giao phối không ngẫu nhiên có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể
D. Các hiện tượng tự phối, giao phối gần và giao phối có chọn lọc được xếp vào giao phối không ngẫu nhiên
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen.
Chọn A.
- Giao phối không ngẫu nhiên có thể không làm thay đổi thành phần kiểu gen của một quần thể trong trường hợp quần thể chỉ bao gồm những dòng thuần, ví dụ như những loài tự thụ phấn trong tự nhiên.
Loại B.
- Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm tần số kiểu gen dị hợp nên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
Loại C.
- Các hiện tượng tự phối, giao phối gần và giao phối có chọn lọc được xếp vào giao phối không ngẫu nhiên.
Loại D.
* Tìm hiểu "CÁC NHÂN TỐ TIẾN HOÁ"
- Các nhân tố làm thay đổi tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể được gọi là các nhân tố tiến hoá.
- Khi tần số allele bị thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi tần số của các kiểu gene trong quần thể. Tuy nhiên, có nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi tần số kiểu gene nhưng không làm thay đổi tần số allele của quần thể.
- Các nhân tố tiến hoá bao gồm: đột biến, phiêu bạt di truyền, dòng gene, chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
1. Đột biến
- Đột biến gene làm xuất hiện các allele mới hoặc biến allele này thành allele khác, từ đó làm thay đổi tần số allele của quần thể.
- Tần số đột biến tự phát thường rất thấp nên không làm thay đổi đáng kể tần số allele của quần thể.
- Tuy nhiên, mỗi cá thể có rất nhiều gene và số lượng cá thể trong một quần thể khá lớn nên đột biến có vai trò làm phong phú vốn gene của quần thể, tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
2. Phiêu bạt di truyền
- Phiêu bạt di truyền là quá trình thay đổi tần số allele của quần thể, gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
- Yếu tố ngẫu nhiên có thể là các yếu tố môi trường, bão tố, lũ lụt, hoả hoạn,... làm chết các cá thể, bất kể chúng mang các gene có lợi hay có hại.
- Phiêu bạt di truyền thường làm biến mất một loại allele nào đó khỏi quần thể bất kể allele đó là có lợi, có hại hay trung tính dẫn đến làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. Quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số allele càng mạnh.
- Trong tự nhiên, phiêu bạt di truyền làm thay đổi tần số allele của quần thể khi một số ít cá thể phát tán đi nơi khác thành lập nên quần thể mới, hoặc quần thể bị các yếu tố thiên tai làm chết hàng loạt cá thể và chỉ còn một số ít sống sót tạo nên quần thể mới.
3. Dòng gene
- Dòng gene (di – nhập gene) là sự di chuyển các allele vào hoặc ra khỏi quần thể thông qua sự di chuyển của các cá thể hữu thụ hoặc các giao tử của chúng.
- Dòng gene làm thay đổi tần số allele của quần thể không theo một hướng xác định.
- Mức độ thay đổi tần số allele của quần thể bởi dòng gene phụ thuộc vào sự chênh lệch tần số allele giữa quần thể cho và quần thể nhận. Sự chênh lệch càng lớn thì sự thay đổi tần số allele càng mạnh.
- Ngoài ra, sự thay đổi tần số allele bởi dòng gene còn phụ thuộc vào hệ số nhập cư (m) là lớn hay nhỏ.
+ Hệ số nhập cư là tỉ số giữa số cá thể nhập vào quần thể nhận trên tổng số các cá thể của quần thể nhận sau khi nhập cư.
+ Hệ số nhập cư càng lớn thì tần số allele của quần thể nhận thay đổi càng mạnh.
- Dòng gene có thể làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể khi đưa thêm allele mới vào quần thể.
4. Chọn lọc tự nhiên
- Dưới góc độ của thuyết tiến hoá tổng hợp, chọn lọc tự nhiên là quá trình làm tăng dần tần số allele và tần số kiểu gene quy định đặc điểm thích nghi trong quần thể, đồng thời làm giảm dần tần số allele và tần số các kiểu gene quy định các đặc điểm không thích nghi.
- Các yếu tố của môi trường (tác nhân gây ra chọn lọc) tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó gián tiếp làm thay đổi tần số kiểu gene của cá thể trong quần thể.
- Mức độ thay đổi tần số allele bởi chọn lọc tự nhiên phụ thuộc vào loại allele và áp lực chọn lọc.
- Chọn lọc tác động lên cá thể có kiểu hình trội sẽ làm thay đổi tần số allele trội nhanh hơn so với tác động lên cá thể có kiểu hình lặn.
- Khi điều kiện môi trường thay đổi càng mạnh (áp lực chọn lọc cao) thì chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số allele càng nhanh và ngược lại.
- Chọn lọc tự nhiên thường làm thay đổi tần số allele theo một hướng xác định nên làm giảm sự đa dạng di truyền (nghèo vốn gene) của quần thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chọn lọc tự nhiên vẫn duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.
5. Giao phối không ngẫu nhiên
- Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm các kiểu giao phối cận huyết và giao phối có lựa chọn.
- Các kiểu giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số allele nhưng làm thay đổi tần số các kiểu gene của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gene đồng hợp, giảm tần số kiểu gene dị hợp.
- Trong giao phối cận huyết, các cá thể có quan hệ họ hàng càng gần gũi giao phối với nhau thì tần số kiểu gene đồng hợp ở đời sau càng tăng nhanh.
- Vì vậy, giao phối không ngẫu nhiên luôn làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Giải SGK Sinh học 12 Bài 21: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong một hệ sinh thái đồng cỏ, xét 5 loài với mức năng lượng như sau: Loài A có 2,8.105 kcal, loài B có 3,5.106 kcal, loài C có 2,1.105 kcal, loài D có 107 kcal và loài E có 104 kcal. Chuỗi thức ăn nào sau đây là chuỗi thức ăn dài nhất có thể xảy ra?
Câu 2:
Ở ruồi giấm, khi nghiên cứu sự di truyền tính trạng màu sắc thân và hình dạng mắt, người ta thực hiện phép lai giữa 2 cơ thể (P) đều thuần chủng thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình: 70% thân xám, mắt tròn; 5% thân đen, mắt tròn; 3,75% thân xám, mắt dẹt; 15% thân đen, mắt dẹt; 1,25% thân xám, mắt dài; 5% thân đen, mắt dài. Sau đó người ta cho các con thân đen, mắt dẹt ở F2 giao phối tự do với các con thân xám, mắt dài cũng ở F2 và thu được đời con F3. Biết rằng tính trạng màu sắc thân do 1 cặp gen qui định. Giả sử không xảy ra đột biến và sức sống các kiểu gen như nhau. Theo lý thuyết, ở F3 số cá thể thân đen, mắt dài chiếm tỉ lệ
Câu 4:
Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt:
(1) Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học.
(2) Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ.
(3) Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.
(4) Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.
(5) Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.
(6) Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật ăn thịt và con mồi không cùng một bậc dinh dưỡng.
(7) Theo thời gian con mồi sẽ dần dần bị sinh vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn.
(8) Mỗi loài sinh vật ăn thịt chỉ sử dụng một loại con mồi nhất định làm thức ăn.
(9) Tất cả các sinh vật kí sinh không có khả năng tự dưỡng.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Câu 5:
Xét 3 loài chim ăn hạt sống trong cùng 1 khu vực. Ổ sinh thái dinh dưỡng thể hiện thông qua tỉ lệ phần trăm các loại kích thước mỏ của 3 loài trên được biểu diễn ở đồ thị sau. Dựa vào đồ thị, dự đoán nào sau đây về 3 loài chim trên là đúng?
Câu 6:
Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái
(1) Thực vật nổi. (2) Động vật nổi. (3) Giun.
(4) Cỏ. (5) Cá ăn trắm cỏ. (6) Lục bình (Bèo Nhật bản).
Số nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái là:
Câu 8:
Ở một quần thể người, bệnh P do một trong hai alen của một gen qui định; bệnh Q do alen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X qui định, alen trội tương ứng qui định kiểu hình bình thường. Một cặp vợ chồng đều bình thường sinh được người con gái (A) bị bệnh P nhưng không bệnh Q và một người con trai (B) bình thường. Một gia đình khác có người chồng bình thường kết hôn với người vợ bị bệnh P, họ sinh được 3 người con gồm người con gái (C) bình thường, người con trai (D) chỉ bị bệnh P và người con trai (E) bị cả 2 bệnh. (B) và (C) kết hôn với nhau sinh ra người con gái (F) bình thường. (F) kết hôn với 1 người đàn ông (G) bình thường (người (G) này đến từ một quần thể đang cân bằng di truyền về gen gây bệnh P, cứ 100 người có 1 người bị bệnh này), họ sinh được 1 đứa con gái (H) không bị bệnh cả 2 bệnh trên. Biết rằng không có đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết có bao nhiêu nhận định đúng sau đây?
(1) Có 5 người trong các gia đình trên có thể xác định chính xác kiểu gen về cả 2 bệnh trên.
(2) Khả năng người (G) mang gen gây bệnh (P) là 19%.
(3) Khả năng người (H) không mang alen gây bệnh về cả 2 gen trên là 57,24%.
(4) Xác suất để cặp vợ chồng (F) và (G) sinh thêm 2 đứa con có cả trai lẫn gái và đều có kiểu hình giống nhau về cả 2 bệnh trên là 41,96%.
Câu 9:
Tại sao những loài sinh vật ngoại lai thường là mối đe dọa cho sự cân bằng ở hệ sinh thái bản địa?
Câu 10:
Trong quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?
Câu 12:
Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ:
(1) Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.
(2) Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật.
(3) Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
(4) Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.
(5) Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên
Câu 13:
Ở một loài chim, màu sắc lông do một gen nằm trên vùng tương đồng của cặp NST giới tính quy định. Giới cái của loài này có khả năng tạo ra tối đa 6 loại giao tử bình thường khác nhau về tính trạng màu sắc lông. Hai cặp gen khác có số alen bằng nhau và cùng nằm trên một cặp NST thường lần lượt qui định chiều dài cánh và chiều cao chân có khả năng tạo ra tối đa 36 kiểu gen dị hợp.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Số kiểu gen tối đa về cả 3 cặp gen là 675.
(2) Số kiểu gen dị hợp về cả 3 cặp gen tối đa là 162.
(3) Số kiểu gen đồng hợp về cả 3 cặp gen tối đa là 27.
(4) Số kiểu giao phối tối đa trong quần thể là 109350
Câu 14:
Trong cơ chế điều hòa sinh trứng ở người, LH có vai trò kích thích
Câu 15:
Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái:
(1) Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
(2) Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
(3) Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
(4) Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn.
(5) Trong chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ thì giun đất là bậc dinh dưỡng bậc 2.
Số phát biểu đúng?