Câu hỏi:
22/07/2024 2,139
Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn sau:
Ngày xưa lên rừng ngan ngát hương say
Ngày nay lên rừng nước mắt cay cay
Tìm hoài, mày ở đâu? Sao chưa thấy?
Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn sau:
Ngày xưa lên rừng ngan ngát hương say
Ngày nay lên rừng nước mắt cay cay
Tìm hoài, mày ở đâu? Sao chưa thấy?
Trả lời:
- Biện pháp tu từ được sử dụng:
+ điệp ngữ: lên rừng
+ điệp cấu trúc: ngày…lên rừng
+ tương phản: ngan ngát hương say >< nước mắt cay cay
+ câu hỏi tu từ: Mày ở đâu?
-Tác dụng
+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm; tạo nhịp điệu da diết cho lời thơ
+ Nhấn mạnh tâm trạng đau đáu của những người lính trong hành trình trở lại chiến trường xưa, đi tìm đồng đội.
+ Thể hiện tình yêu, sự trân trọng, cảm phục của tác giả đối với những người lính đã ngã
+ điệp ngữ: lên rừng
+ điệp cấu trúc: ngày…lên rừng
+ tương phản: ngan ngát hương say >< nước mắt cay cay
+ câu hỏi tu từ: Mày ở đâu?
-Tác dụng
+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm; tạo nhịp điệu da diết cho lời thơ
+ Nhấn mạnh tâm trạng đau đáu của những người lính trong hành trình trở lại chiến trường xưa, đi tìm đồng đội.
+ Thể hiện tình yêu, sự trân trọng, cảm phục của tác giả đối với những người lính đã ngã
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc văn bản:
Theo tiếp dấu chân đi tìm đồng đội
Ngày xưa lên rừng ngan ngát hương say
Ngày nay lên rừng nước mắt cay cay
Tìm hoài, mày ở đâu? Sao chưa thấy?
Mày nằm xuống chiến trường đang sôi sục
Bom đạn thù còn pháo chụp quanh đây
Tiếng thét trẻ thơ, tiếng kèn thúc giục
Hãy vùng lên ta chiến thắng quân thù
Người mẹ già chờ con tựa cửa
Hòa bình – con vẫn biền biệt nơi xa
Đôi mắt mẹ mờ, lòng mẹ bao la
Mấy mươi năm mẹ còn chờ còn đợi
Theo tiếp dấu chân đi tìm đồng đội
Ơi người bạn nằm xuống ở chốn này
(Đi tìm đồng đội, Nguyễn Nguy Anh, Một thoáng hương xưa, NXB Đồng Nai, 1996)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2:
Anh/chị suy nghĩ gì về việc đi tìm đồng đội của những người lính được đề cập trong văn bản?
Câu 3:
Theo văn bản, hình ảnh người mẹ được tái hiện qua những chi tiết nào?
Câu 4:
Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai, con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở một hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tong thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô to sang số nhấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vút biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới…”
(Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 12, tập 1, trang 186, 187 NXB GD, 2007)