Câu hỏi:
06/11/2024 451
Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau vi phạm phương châm hội thoại nào?
Lan hỏi Bình:
- Cậu có biết trường đại học Sư phạm Hà Nội ở đâu không?
- Thì ở Hà Nội chứ ở đâu!
Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau vi phạm phương châm hội thoại nào?
Lan hỏi Bình:
- Cậu có biết trường đại học Sư phạm Hà Nội ở đâu không?
- Thì ở Hà Nội chứ ở đâu!
A. phương châm về chất
B. Phương châm về lượng
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm cách thức
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Câu trả lời trong đoạn hội thoại,vi phạm phương châm hội thoại về lượng.
Giải thích: Trả lời thiếu thông tin
- Phương châm về chất là việc người trả lời trong hội thoại trả lời câu hỏi đúng sự thật, không nói khoác lác, phóng đại, nói những điều không có thật hoặc chưa có bằng chứng xác thực.
→ A sai.
- Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
→ C sai.
- Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh nói mơ hồ.
→ D sai.
* Phương châm hội thoại?
Phương châm sẽ bao gồm có 2 từ tố “phương pháp” và “châm ngôn” ghép lại. Phương châm chính là châm ngôn nói đến phương pháp, tư tưởng, hoặc ngôn ngữ, hành động của con người. Phương châm hội thoại chính là phương pháp và cách thức mà chúng ta cần biết đến để điều khiển tư tưởng, ngôn ngữ khi giao tiếp.
Phương châm hội thoại là các quy định, nguyên tắc bắt buộc mà người tham gia hội thoại cần làm theo và tuân thủ. Đáp ứng các yêu cầu này thì cuộc giao tiếp mới được xem là thành công. Để giao tiếp tốt, bạn cần nắm vững những châm ngôn hội thoại. Tuy nhiên, cần vận dụng các phương châm hội thoại một cách hợp lý và linh hoạt dựa trên tình huống giao tsiếp cụ thể. Phương châm hội thoại thuộc các môn học chuyên nghiên cứu nội dung lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh và tình huống giao tiếp. Người nói phải tuân thủ các quy tắc khi giao tiếp. Các quy tắc này được thể hiện thông qua các phương châm đối thoại sau: Trong giao tiếp ta cần nói có nội dung. Nội dung lời nói phải đáp ứng yêu cầu giao tiếp, không thiếu hoặc thừa. Không nói bất cứ điều gì trong giao tiếp mà bạn không tin là đúng hoặc bạn không có bằng chứng xác thực.
Trong giao tiếp chúng ta vô tình sử dụng những từ ngữ, câu nói mà không tuân theo các phương châm hội thoại đã đề ra. Các lỗi có thể xảy ra và cần tránh ở đây là: Người nói giao tiếp thiếu văn hóa, vụng về, đôi khi chúng ta nói mà không suy nghĩ trước sẽ vô tình nói những câu không được tế nhị. Hoặc khi nói phải chú trọng cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. Hoặc khi có nhiều người cùng hỏi thì chúng ta cần ưu tiên trả lời cho câu hỏi nào quan trọng nhất.Người nói muốn gây sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
2.Đặc điểm của phương châm hội thoại,
Để giao tiếp, thuyết phục người khác nghe theo một chủ đề mà mình muốn thực hiện, các bạn cần chú ý một số đặc điểm sau:
- Tính tham khảo: Thông tin tham khảo phải có tính chọn lọc, khái quát và trọng nhất về vấn đề đó. Không cần liệt kê toàn bộ những thông tin theo kiểu dàn trải.
- Tính thời sự: Ta cần cho mọi người thấy được hiện trạng, vấn đề đặt ra là quan trọng, cấp thiết, cần được thực hiện ngay.
- Tính phản biện: Sẽ có những ký kiến đồng tình hay phản bác về một vấn đề nào đó. Nhưng bạn phải biết cách chứng minh cho những người phản bác mình hiểu ý kiến đó không chính xác.
- Tính đề xuất: Ta cần đưa ra những đề xuất, giải pháp, phương pháp để giải quyết vấn đề, giả thiết đặt ra trước đó. Tham luận thường có dẫn chứng cụ thể để thuyết phục những luận cứ, giải pháp này để thuyết phục người nghe.
3.Các loại phương châm hội thoại và ví dụ
Phương châm hội thoại chính được phân làm 5 loại. Bao gồm:
- Phương châm về lượng
- Phương châm về chất
- Phương châm quan hệ
- Phương châm cách thức
- Phương châm lịch sự
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Soạn bài Các phương châm hội thoại (ngắn nhất)
Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) - Ngữ văn 9
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi:
HỎI THĂM SƯ
Một anh học trò gặp một nhà sư dọc đường , anh thân mật hỏi thăm:
- A Di Đà Phật! Sư ông vẫn khỏe chứ? Được mấy cháu rồi?
Sư đáp:
- Đã tu hành thì làm gì có vợ mà hỏi mấy con.
- Thế sư ông già có chết không?
- Ai già lại chẳng chết!
- Thế sau này lấy đâu ra sư con?
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi:
HỎI THĂM SƯ
Một anh học trò gặp một nhà sư dọc đường , anh thân mật hỏi thăm:
- A Di Đà Phật! Sư ông vẫn khỏe chứ? Được mấy cháu rồi?
Sư đáp:
- Đã tu hành thì làm gì có vợ mà hỏi mấy con.
- Thế sư ông già có chết không?
- Ai già lại chẳng chết!
- Thế sau này lấy đâu ra sư con?
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
Câu 2:
Câu thành ngữ “ăn ốc nói mò” liên quan tới phương châm hội thoại nào?
Câu 3:
Xác định phương châm hội thoại của câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”?
Câu 4:
Câu “Cô ấy nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt” vi phạm phương châm nào?
Câu 5:
Phương châm quan hệ nào được thể hiện trong đoạn trích sau:
- Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi:
- Mất mấy con bò?
A Phủ trả lời tự nhiên:
- Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm.
Phương châm quan hệ nào được thể hiện trong đoạn trích sau:
- Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi:
- Mất mấy con bò?
A Phủ trả lời tự nhiên:
- Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm.
Câu 6:
Các câu tục ngữ sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?
1. Nói có sách mách có chứng
2. Biết thưa thì thốt
3. Không biết dựa cột mà nghe.
Các câu tục ngữ sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?
1. Nói có sách mách có chứng
2. Biết thưa thì thốt
3. Không biết dựa cột mà nghe.