Câu hỏi:
08/12/2024 190Ở Việt Nam, phong trào cách trang 1930 - 1931 có điểm khác biệt nào sau đây về bối cảnh bùng nổ so với phong trào dân chủ 1936 - 1939?
A. Quần chúng nhân dân hăng hái tham gia đấu tranh.
B. Chính quyền thực dân tăng cường khủng bố.
C. Đời sống nhân dân lao động khó khăn, cực khổ.
D. Phong trào cách mạng thế giới đang phát triển.
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
-Ở Việt Nam, phong trào cách trang 1930 - 1931 có điểm khác biệt về bối cảnh bùng nổ so với phong trào dân chủ 1936 - 1939 là Chính quyền thực dân tăng cường khủng bố.
Vì ở phong trào 1930 – 1931 thì thực dân Pháp tăng cường khủng bố còn ở phong trào 1936 – 1939 thì lúc này Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp đã thực hiện 1 số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
- A, C, D loại vì nội dung các phương án này là điểm giống nhau về bối cảnh của hai phong trào.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Mở rộng:
I: Phong trào cách mạng 1930 – 1931.
a. Nguyên nhân bùng nổ.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đã ảnh hưởng nặng nề đến đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam: kinh tế khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng; đời sống các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn. => Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.
- Chính sách đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp khiến cho đời sống chính trị - xã hội ở Việt Nam ăng thẳng => tinh thần cách mạng của nhân dân Việt Nam ngày càng lên cao.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh.
⇒ Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là nguyên nhân quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến sự bùng nổ và phát triển của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
b. Sự phát triển của phong trào cách mạng 1930 – 1931
- Tháng 2 đến tháng 4/1930, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra với mục tiêu:
+ Đòi cải thiện đời sông; công nhân đòi tăng lương,giảm giờ làm;nông dân đòi giảm sưu thuế.
+ “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc” “Đả đảo phong kiến”, “thả tù chính trị”.
- Tháng 5/1930, trên cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động.
- Từ tháng 6 đến tháng 8/1930, liên tiếp nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân khác.
- Sang tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao nhất ở Nghệ An và Hà Tĩnh, tiêu biểu là cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (12/9/1930),... => Hệ thống chính quyền địch ở nhiều địa phương tan rã; chính quyền “Xô viết” được thành lập.
II: PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939
1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7/1936)
a. Hoàn cảnh triệu tập:
- Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, nguy cơ chiến tranh thế giới đang đến gần.
- Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (tháng 7/1935) đã quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng: xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít.
- Ở Pháp, tháng 6/1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, ban bố một số chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa.
- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) cùng với chính sách của bọn cầm quyền phản động Pháp đã làm cho đời sống nhân dân Việt Nam càng đói khổ, ngột ngạt...
⇒ Tháng 7/1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Thượng Hải do Lê Hồng Phong chủ trì.
b. Những quyết định quan trọng của hội nghị.
- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương: chống đế quốc và chống phong kiến.
- Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là: đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
- Phương phát đấu tranh: kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
- Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
c. Ý nghĩa:
- Đưa cách mạng Đông Dương chuyển lên một cao trào đấu tranh mới.
- Nghị quyết Hội nghị chứng tỏ sự trưởng thành của Đảng trong việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và Nghị quyết của Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản vào điều kiện cụ thể của Đông Dương.
d. Sự phát triển, hoàn thiện của đường lối đấu tranh.
- Chủ trương, đường lối đấu tranh cách mạng tiếp tục được bổ sung, phát triển qua các khì Hội nghị Trung ương vào năm 1937, 1938.
- Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 3/1938, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928 – 1929, nhận xét nào sau đây là đúng?
Câu 4:
Trong các sự kiện sau đây, sự kiện nào không tác động vào việc làm xói món trật hai cực Ianta?
Câu 5:
Để tập trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 năm 1941) đề ra chủ trương
Câu 6:
Thất bại của Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX do nguyên nhân chủ yếu nào?
Câu 7:
Tổ chức chính trị nào là đại diện tiêu biểu của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?
Câu 8:
Từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản có biểu hiện nào sau đây?
Câu 9:
Luận cương chính trị (tháng 10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định
Câu 10:
Đâu không phải là nội dung đường lối cải cách, mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978?
Câu 11:
Cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có điểm gì giống nhau?
Câu 12:
Điểm khác biệt về diễn biến của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là gì?
Câu 13:
Một trong những mục tiêu chủ yếu của Mỹ trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu là gì?
Câu 15:
Với chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất trong giai đoạn 1930 – 1945, Đảng Cộng sản Đông Duơng đã