Câu hỏi:
02/09/2024 397
Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh?
A. Sự tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
B. Cả hai nước bị suy giảm tiềm lực bởi chạy đua vũ trang.
C. Sự vươn lên mạnh mẽ của Tây Âu và Nhật Bản.
D. Tác động của xu thế toàn cầu hóa.
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Sự tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, không phải là nguyên nhân dẫn đến Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh
Vì Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và các nước Đông Âu đã xây dựng một hệ thống XHCN vững chắc. Do đó, khi Liên Xô và các nước Đông Âu tan dã, cũng là lúc mô hình XHCN bị sụp đổ.
- Sự suy giảm thế mạnh của Mĩ và Liên Xô trên nhiều mặt (do tốn kém chi phí trong việc chạy đua vũ trang; vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các nước Tây Âu, Nhật Bản, các nước công nghiệp mới,...) là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Liên Xô và Mĩ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (tháng 12/1989).
→ A đúng.B,C,D sai.
* XU THẾ HÒA HOÃN ĐÔNG TÂY VÀ “CHIẾN TRANH LẠNH” CHẤM DỨT
1. Những biểu hiện của xu thế hòa hoàn Đông – Tây.
- Đầu những năm 70, xu hướng hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô – Mỹ.
+ Ngày 9/11/1972, hai nước Đức ký kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức làm tình hình châu Âu bớt căng thẳng.
+ 1972, Xô – Mỹ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược,...
- Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu và Mỹ, Canađa đã ký Định ước Hen-xin-ki.
- Từ 1985, nguyên thủ Xô – Mỹ tăng cường gặp gỡ, ký kết nhiều văn kiện hợp tác kinh tế, thủ tiêu tên lửa tầm trung châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược và hạn chế chạy đua vũ trang.
2. Chiến tranh lạnh kết thúc.
* Nguyên nhân:
1 - Cuộc “Chiến tranh lạnh” kéo dài hơn bốn thập kỉ đã làm cho hai nước tốn kém và bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác, đang đứng trước thách thức của sự phát triển thế giới.
2 - Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu… Các nước nước này đã trở thành những đối thủ đáng gờm đối với Mĩ. Còn Liên Xô lúc này nền kinh tế ngày càng lâm vào tình trạng trì tệ, khủng hoảng.
3 - Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ => đòi hỏi phải có cục diện ổn định, đối thoại, hợp tác cùng phát triển.
⇒Do vậy, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đều cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.
- Tháng 12/1989, tại Manta, hai nhà lãnh đạo M. Goocbachop và G. Buso (cha) chính thức cùng tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong sau thời kì chiến tranh lạnh
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có điều kiện mở rộng thành viên do
Câu 3:
Một trong những bài học kinh nghiệm từ Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được vận dụng trong đấu tranh trên bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam là gì?
Câu 4:
Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949), thắng lợi của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1954) và thắng lợi của cách mạng Cuba (1959) đã
Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949), thắng lợi của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1954) và thắng lợi của cách mạng Cuba (1959) đã
Câu 5:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở Việt Nam?
Câu 6:
Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884) được kí kết chứng tỏ thực dân Pháp đã căn bản hoàn thành quá trình nào ở Việt Nam?
Câu 7:
Một điểm khác của Mặt trận Việt Minh so với các hình thức mặt trận trong thời kỳ 1930 - 1945 là gì?
Câu 8:
Trong những năm 1986 - 2000, nhân dân Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ nào sau đây?
Câu 10:
Một trong những biện pháp về tài chính nhằm xây dựng chế độ mới ở Việt Nam những năm 1945 - 1946 là
Một trong những biện pháp về tài chính nhằm xây dựng chế độ mới ở Việt Nam những năm 1945 - 1946 là
Câu 11:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu lệ thuộc chặt chẽ vào Mĩ vì
Câu 12:
Đặc trưng nổi bật trong mối quan hệ giữa các nước lớn sau Chiến tranh lạnh là
Đặc trưng nổi bật trong mối quan hệ giữa các nước lớn sau Chiến tranh lạnh là