Câu hỏi:
18/09/2024 121Nội dung nào dưới đây thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc?
A. Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực.
B. Phát triển cơ sở đảng ở một số địa phương Bắc Kì.
C. Đề cao binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
D. Kiên quyết phát động khởi nghĩa Yên Bái.
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Nội dung Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực,thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc.
Vì Pháp sử dụng bạo lực để đàn áp cách mạng nên ta phải sử dụng phương pháp bạo lực trong đấu tranh để chống lại.
- Đáp án B loại vì việc chỉ hoạt động bó hẹp và phát triển cơ sở đảng ở một số địa phương ở Bắc Kì mà chưa thể hoạt động rộng khắp là 1 hạn chế của Việt Nam Quốc dân đảng.
- Đáp án C loại vì đây là hạn chế của Việt Nam Quốc dân đảng khi chưa tập hợp và huy động được sức mạnh của quần chúng nhân dân.
- Đáp án D loại vì cuộc khởi nghĩa này diễn ra ở thế bị động, tiến hành mà “không thành công thì cũng thành nhân”.
* Việt Nam Quốc dân Đảng.
a. Sự ra đời
- Trên cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam Đồng thư xã, ngày 25/12/1927, tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng được thành lập, do Nguyễn Thái Học,... đứng đầu.
b. Quá trình hoạt động
* Thành phần hội viên: trí thức tiểu tư sản, binh lính người Việt trong quân đội Pháp, tư sản dân tộc,...
* Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở một số tỉnh Bắc Kì.
* Đường lối đấu tranh:
- Lúc mới thành lập, chưa có cương lĩnh rõ ràng, chỉ nêu chung chung là: trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng.
- Năm 1929, công bố Chương trình hành động, nêu rõ nguyên tắc “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Cuộc cách mạng này sẽ diễn ra qua 4 thời kì, nhằm mục đích:
+ Đánh đuổi giặc Pháp, lật đổ ngôi vua.
+ Thành lập chính phủ cộng hòa, thực hiện các quyền tự do dân chủ.
* Phương pháp đấu tranh:
- Bạo động vũ trang, nặng về ám sát, khủng bố cá nhân.
- Hoạt động đấu tranh thiên về quân sự, ít chú ý đến tuyên truyền cách mạng, xây dựng cơ sở trong quần chúng.
* Hoạt động tiêu biểu: tổ chức khởi nghĩa yên bái (9/2/1930), nhưng thất bại.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Nội dung nào sau đây không phải là bối cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của tổ chức ASEAN?
Câu 3:
Hội nghị Ianta (2-1945) đã quyết định thành lập tổ chức nào sau đây?
Câu 4:
Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại những năm 40 thế kỉ XX?
Câu 5:
Năm 1930, kinh tế Việt Nam lâm vào thời kì suy thoái, bắt đầu từ ngành kinh tế nào sau đây?
Câu 7:
Nhận định nào sau đây không đúng về phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1914?
Câu 8:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ có gì khác biệt so với cách mạng Trung Quốc (1946-1949)?
Câu 9:
Nhận xét nào sau đây đúng về tính chất của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?
Câu 10:
Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để lại bài học nào sau đây cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay?
Câu 11:
Nước nào sau đây khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại từ những năm 40 thế kỉ XX?
Câu 12:
Lực lượng xã hội nào sau đây chiếm số lượng đông đảo nhất ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Câu 13:
Nội dung nào sau đây là một trong những lý do dẫn đến việc Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản vào đầu năm 1930?
Câu 14:
Nội dung nào sau đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại?
Câu 15:
Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của phong trào “vô sản hóa" của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (từ cuối năm 1928)?