Câu hỏi:
05/11/2024 368Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những nhân tố dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Muốn liên kết lại để tránh ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài (Mĩ)
B. Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông, buộc các nước phải liên kết lại
C. Nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các nước để cùng phát triển
D. Sự hoạt động hiệu quả của các tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông, buộc các nước phải liên kết lại không phản ánh đúng những nhân tố dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
*Tìm hiểu thêm: "Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN."
a. Bối cảnh ra đời.
- Thứ nhất: sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á bước bào thời kì hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước trong hoàn cảnh khó khăn => xuất hiện nhu cầu liên kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau phát triển.
-Thứ hai: Đông Nam Á là khu vực địa chính trị quan trọng, các cường quốc (Mĩ, Trung Quốc, Liên Xô,...) luôn tìm cách tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực này => Các nước Đông Nam Á cần thành lập 1 tổ chức liên kết khu vực để hạn chế các ảnh hưởng của cường quốc bên ngoài.
- Thứ ba: tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế hội nhập, liên kết khu vực trên thế giới; thành công của khối thị trường chung châu Âu (EEC).
⇒ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước thành viên: Thái Lan, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Xin-ga-po và Phi-lip-pin.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945), quốc gia thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng, giải giáp quân phiệt Nhật tại phía Nam vĩ tuyến 38 của bán đảo Triều Tiên là
Câu 2:
Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" (1961-1963) với chiến tranh “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam về
Câu 3:
Giai đoạn 1950 – 1973, nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác
Câu 4:
Để khôi phục kinh tế, ổn định tình hình chính trị - xã hội, tháng 3/1921, Đảng Bôn-sê vích (Nga) đã quyết định thực hiện
Câu 5:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), cùng với thực dân Pháp, lực lượng xã hội nào dưới đây trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?
Câu 6:
“Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?
Câu 7:
Chiến thắng quân sự mở đầu của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) là
Câu 8:
Trong những năm 1969-1973, Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?
Câu 9:
Năm 1949, sản lượng nông nghiệp của nước nào bằng hai lần sản lượng nông nghiệp của các nước Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại?
Câu 10:
Điểm tương đồng trong chính sách phục hồi đất nước của Nhật Bản và các nước Tây Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gi?
Câu 11:
Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam?
Câu 12:
Ở Việt Nam, phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 đều
Câu 13:
Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không thuộc phong trào Cần Vương (1885-1896)?
Câu 14:
Trong phong trào dân chủ 1936-1939, nhân dân Việt Nam sử dụng hình thức đấu tranh nào sau đây?
Câu 15:
Các thế lực ngoại xâm có mặt ở Việt Nam từ tháng 9/1940 đến trước 2/9/1945 là