Câu hỏi:

22/10/2024 187

Nội dung nào dưới đây không nằm trong nguyên nhân dẫn đến sự thành lập của tổ chức ASEAN?

A. Các nước Đông Nam Á thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển

B. Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực Đông Nam Á

C. Thành công của khối thị trường chung châu Âu cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau

D. Xây dựng một trật tự thế giới nhằm tạo đối trọng bới trật tự hai cực Ianta.

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : D

- Xây dựng một trật tự thế giới nhằm tạo đối trọng bới trật tự hai cực Ianta,không nằm trong nguyên nhân dẫn đến sự thành lập của tổ chức ASEAN.

ASEAN được thành lập nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hóa-xã hội giữa các thành viên của Hiệp hội, đồng thời tạo điều kiện để các nước thành viên hội nhập sâu hơn với nền kinh tế khu vực và thế giới. Với mong muốn mở rộng thêm thành viên, ASEAN đã kết nạp Brunei vào ngày 7/1/1984.

→ D đúng.A,B,C sai.

* Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.

a. Bối cảnh ra đời.

- Thứ nhất: sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á bước bào thời kì hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước trong hoàn cảnh khó khăn => xuất hiện nhu cầu liên kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau phát triển.

-Thứ hai: Đông Nam Á là khu vực địa chính trị quan trọng, các cường quốc (Mĩ, Trung Quốc, Liên Xô,...) luôn tìm cách tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực này => Các nước Đông Nam Á cần thành lập 1 tổ chức liên kết khu vực để hạn chế các ảnh hưởng của cường quốc bên ngoài.

- Thứ ba: tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế hội nhập, liên kết khu vực trên thế giới; thành công của khối thị trường chung châu Âu (EEC).

⇒ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước thành viên: Thái Lan, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Xin-ga-po và Phi-lip-pin.

b. Mục tiêu hoạt động.

- Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình, ỏn định khu vực.

c. Quá trình phát triển.

* Giai đoạn 1967 – 1976: ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

* Giai đoạn 1976 – 1991:

- ASEAN hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali (In-đô-nê-xia) tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali). Hiệp ức Bali đã xác định những nguyên tắc cơ bản, trong quan hệ giữa các nước:

+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Quan hệ hợp tác giữa các nước được đẩy mạnh trên các lính vực kinh tế và chính trị.

- 1884, Bru-nây tham gia ASEAN.

* Giai đoạn 1991 – nay:

- Quá trình mở rộng thành viên được đẩy mạnh. Đến năm 1999, 10 nước Đông Nam Á đã đứng chung trong một tổ chức.

- Sự kiên kết, hợp tác giữa các nước được tăng cường.

- 2007, Hiến chương ASEAN được kí kết.

- Tháng 12/2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, Cộng đồng ASEAN được thành lập.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), các chiến dịch của quân đội nhân dân Việt Nam đều nhằm

Xem đáp án » 22/07/2024 450

Câu 2:

Tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến chống Pháp biểu hiện ở điểm nào?

Xem đáp án » 22/07/2024 371

Câu 3:

Phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX thất bại nặng nề không vì lí do nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 366

Câu 4:

Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân chung nhất cho sự phát triển kinh tế của Mĩ, Nhật Bản và các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án » 23/07/2024 241

Câu 5:

Nội dung nào sau đây phản ánh bước phát triển mới của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt nam so với các phong trào yêu nước trước đó?

Xem đáp án » 22/07/2024 237

Câu 6:

Quân đội đồng minh các nước vào nước ta sau năm 1945 theo thoả thuận của Hội nghị Potxdam là

Xem đáp án » 22/07/2024 236

Câu 7:

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tác động như thế nào đến phong trào cách mạng thế giới?

Xem đáp án » 22/07/2024 233

Câu 8:

Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về lực lượng vũ trang Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

Xem đáp án » 23/07/2024 224

Câu 9:

Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là một phong trào

Xem đáp án » 20/07/2024 222

Câu 10:

Sau cách mạng tháng Tám 1945, chúng ta phải đối mặt với nhiều kẻ thù, trong đó nguy hiểm nhất là

Xem đáp án » 22/07/2024 193

Câu 11:

Nguyên nhân chủ quan làm cho phong trào yêu nước dân chủ công khai ở Việt Nam (1919 – 1926) bị thất bại là

Xem đáp án » 22/07/2024 193

Câu 12:

Thành tựu lớn nhất trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì?

Xem đáp án » 22/07/2024 188

Câu 13:

Đặc điểm bao trùm của cách mạng Việt Nam từ năm 1919 – 1930 là

Xem đáp án » 20/07/2024 187

Câu 14:

Quân ta đã giành được thế chủ động trong cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu từ sự kiện nào?

Xem đáp án » 22/07/2024 180

Câu 15:

Mỗi chiến đấu quân sự lớn của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) đều phản ánh:

Xem đáp án » 22/07/2024 179

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »