Câu hỏi:
21/07/2024 138Nhận xét nào dưới đây về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là không đúng?
A. Đây là cuộc cách mạng có tính chất nhân dân sâu sắc.
B. Đây là cuộc cách mạng chỉ mang tính dân tộc.
C. Đây là cuộc cách mạng có tính chất dân tộc điển hình.
D. Đây là cuộc cách mạng có tính chất bạo lực rõ nét.
Trả lời:
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A loại vì Cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng có tính nhân dân sâu sắc với lực lượng là quần chúng nhân dân, hướng tới thiết lập chính quyền của dân, do dân và vì dân, đưa nhân dân lên làm chủ đất nước.
B chọn vì Cách mạng tháng Tám bao gồm cả tính dân tộc và dân chủ trong đó tính dân tộc là điển hình. Tính dân chủ biểu hiện ở việc lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chính quyền của nhân dân.
C loại vì tính chất điển hình của Cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D loại vì Cách mạng tháng Tám sử dụng bạo lực của quần chúng để giành chính quyền.
Chú ý khi giải:
- Tính chất điển hình của Cách mạng tháng Tám và tính điển hình của Cách mạng tháng Tám là hoàn toàn khác nhau.
- Tính chất điển hình của Cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- Tính điển hình của Cách mạng tháng Tám
là:
+ Là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thành công đầu tiên ở 1 nước thuộc địa, phụ thuộc do một chính đảng vô sản lãnh đạo.
+ Là biểu hiện tập trung nhất của lí tưởng độc lập tự chủ, tự lực, tự cường của dân tộc: “Đem sức ta mà giải phóng cho ta”.
+ Là điển hình của nghệ thuật chớp thời cơ và lựa chọn hình thái khởi nghĩa.
+ Là mẫu mực của quá trình lật đổ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới nhân văn và tiến bộ.
Chọn B.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tham dự hội nghị Ianta gồm nguyên thủ đại diện cho các quốc gia nào?
Câu 2:
Chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp" của Đảng cộng sản Đông Dương được đề ra trong chiến dịch nào?
Câu 3:
Việc Mĩ tuyên bố “Mĩ hoá" trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam đánh dấu sự thất bại về cơ bản của chiến lược chiến tranh nào?
Câu 4:
Ngày 24/10/1945, văn kiện nào sau đây của Liên Hợp Quốc chính thức có hiệu lực?
Câu 5:
Trong những năm (1975 - 1985), nhân dân Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ nào sau đây?
Câu 6:
Điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đồng 1950 của quân dân Việt Nam là về
Câu 7:
Cơ quan chuyên giải quyết nạn đốt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có tên gọi là gì?
Câu 8:
Học thuyết nào đánh dấu “sự trở về châu Á” trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản?
Câu 9:
Lí luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc có giá trị nào dưới đây?
Câu 10:
Trong những năm 1973 - 1991, sự phát triển kinh tế Tây Âu thường diễn ra xen kẽ với không hoàng, suy thoái ngắn, chủ yếu là do
Câu 11:
Một trong những điểm chung của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945 - 1975) ở Việt Nam là
Câu 12:
Lực lượng nào giữ vai trò quan trọng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" (1961 1965) của Mĩ?
Câu 13:
Từ thập niên 60 của thế kỉ XX trở đi, nhóm các nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược gì?
Câu 14:
Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật - Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu trong
Câu 15:
Tháng 8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu thế nào?