Câu hỏi:
22/11/2024 105Nhận định nào dưới đây không đúng về tác động của sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9 – 3 – 1945 đến cách mạng nước ta?
A. Cuộc đảo chính đã tạo ra thời cơ chín muồi.
B. Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.
C. Điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi.
D. Đánh đuổi Phát xít Nhật là nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân Đông Dương.
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Cuộc đảo chính đã tạo ra thời cơ chín muồi,không đúng về tác động của sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9 – 3 – 1945 đến cách mạng nước ta.
Vì sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp thì Đảng đã xác định thời cơ cách mạng chưa chín muồi.
- Đáp án B, C, D loại vì nội dung của các phương án này phản ánh đúng về tác động của sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9 – 3 – 1945 đến cách mạng nước ta.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Mở rộng:
TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939 – 1945
1. Tình hình chính trị
a. Thế giới:
- 1/9/1939: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
- Tháng 6/1940, Đức kéo vào Pháp, Pháp đầu hàng Đức, thực hiện chính sách thù địch đối với các lực lượng tiến bộ trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc địa
b. Việt Nam
- Pháp tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân Việt Nam để phục vụ cho cuộc chiến tranh đế quốc.
- Tháng, 9/1940, Nhật vượt biên giới Việt - Trung vào miền Bắc Việt Nam, Pháp nhanh chóng đầu hàng. ⇒ Pháp cấu kết với Nhật vơ vét, bóc lột nhân dân Việt Nam.
- Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp. ⇒ Lợi dụng cơ hội đó, các đảng phái chính trị ở Việt Nam tăng cường hoạt động, quần chúng nhân dân sục sôi khí thế, sẵn sàng vùng lên khởi nghĩa.
2. Tình hình kinh tế - xã hội
a. Kinh tế:
* Chính sách của Pháp:
- Tăng cường vơ vét sức người, sức của của nhân dân Việt Nam để phục vụ cho chiến tranh thế giới thứ hai.
- Thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy”.
* Chính sách của Nhật:
- Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, bắt nhân dân nhổ lúa, ngô trồng đay, thầu dầu phục vụ cho chiến tranh.
- Buộc Pháp xuất cảng các nguyên liệu chiến tranh sang Nhật với giá rẻ như: than, sắt, cao su,..
- Đầu tư, mở mang một số ngành công nhân phục vụ nhu cầu quân sự như: khai thác sắt, crôm,...
⇒ Hậu quả: + Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam ngày càng vơi cạn.
+ Kinh tế Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu, phát triển mất cân đối.
b. Xã hội:
- Dưới hai tầng áp bức Pháp – Nhật, đời sống của các tầng lớp nhân dân Việt Nam ngày càng khổ cực, bần cùng.
- Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống lại thực dân Pháp và phát xít Nhật diễn ra.
⇒ Chuyển biến về tình hình thế giới và trong nước đòi hỏi Đảng Cộng sản Đông Dương phải kịp thời nắm bắt, đề ra đường lối đấu tranh.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhận định nào dưới đây phản ánh đúng và đầy đủ về nhiệm vụ kiến quốc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam?
Câu 2:
Giai cấp mới nào trong xã hội Việt Nam ra đời trước Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Câu 3:
Trong năm 1945, thời cơ của cách mạng Việt Nam bắt đầu xuất hiện khi nào?
Câu 4:
Cơ sở nào để Mã đề ra và thực hiện “chiến lược toàn cầu” sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 5:
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam không đề ra mục tiêu nào trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954?
Câu 6:
Sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc và hoạt động có hiệu quả của tổ chức ASEAN?
Câu 7:
Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (29/1945), quân đội các nước đồng minh có mặt ở Việt Nam là
Câu 8:
Sự kiện nào sau đây tác động trực tiếp đến quyết định chuyển hướng của Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1930 – 1945?
Câu 9:
Từ năm 1945 đến năm 1950, với sự viện trợ của Mỹ, nền kinh tế của các nước Tây Âu
Câu 10:
Lí do chủ yếu dẫn đến sự khác nhau về thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế gới thứ nhất là vì mỗi giai cấp có
Câu 11:
“Hai mươi năm trước ở nơi này
Đảng vạch con đường đánh Nhật – Tây
Lãnh đạo toàn dân ta chiến đấu
Non sông gấm vóc có ngày nay”
(Hồ Chí Minh – năm 1961)
Hãy xác định địa danh lịch sử được nhắc đến ở khổ thơ trên.
Câu 12:
Nội dung nào không phải điểm khác biệt trong chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị lần thứ 8 (5/1941) so với Hội nghị tháng 11/1939?
Câu 13:
Đảng Cộng sản Đông Dương đã phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp xuất phát từ lí do chủ yếu nào dưới đây?
Câu 14:
Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về vai trò của giai cấp công nhân đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam?
Câu 15:
Âm mưu chung của các thế lực ngoại xâm khi kéo vào nước ta sau Cách trang tháng Tám năm 1945 là