Câu hỏi:
11/09/2024 189Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến việc Mĩ và Liên Xô đi đến chấm dứt Chiến tranh lạnh?
A. Mĩ và Liên Xô muốn có điều kiện hòa bình để hỗ trợ nhau cùng phát triển.
B. Mĩ và Liên Xô bị suy giảm thế và lực, sự vươn lên của Tây Âu và Nhật Bản.
C. Mĩ và Liên Xô muốn có thời gian hoà hoãn để củng cố lực lượng.
D. Mĩ đang lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện và trầm trọng.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Nguyên nhân chủ yếu,dẫn đến việc Mĩ và Liên Xô đi đến chấm dứt Chiến tranh lạnh là Mĩ và Liên Xô bị suy giảm thế và lực, sự vươn lên của Tây Âu và Nhật Bản
Sở dĩ Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh là do:
- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn 4 thập niên đã làm cho cả Mĩ và Liên Xô quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” của họ trên nhiều mặt so với các cường quốc khác.
- Nhiều khó khăn và thách thức to lớn đặt ra trước hai nước do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu…
- Mĩ và Liên Xô muốn có điều kiện hòa bình để hỗ trợ nhau cùng phát triển: Đây là mong muốn của cả hai nước, nhưng nó không phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chấm dứt Chiến tranh lạnh.
vậy A sai
- Mĩ và Liên Xô muốn có thời gian hoà hoãn để củng cố lực lượng: Đây là một ý đồ có thể có của một số phe phái trong hai nước, nhưng nó không phải là xu hướng chung của cả Mĩ và Liên Xô.
vậy C sai
- Mĩ đang lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện và trầm trọng: Mĩ có một số khó khăn trong những năm 1970 và 1980, nhưng không đến mức "khủng hoảng toàn diện và trầm trọng".
vậy D sai
* Chiến tranh lạnh kết thúc.
* Nguyên nhân:
1 - Cuộc “Chiến tranh lạnh” kéo dài hơn bốn thập kỉ đã làm cho hai nước tốn kém và bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác, đang đứng trước thách thức của sự phát triển thế giới.
2 - Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu… Các nước nước này đã trở thành những đối thủ đáng gờm đối với Mĩ. Còn Liên Xô lúc này nền kinh tế ngày càng lâm vào tình trạng trì tệ, khủng hoảng.
3 - Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ => đòi hỏi phải có cục diện ổn định, đối thoại, hợp tác cùng phát triển.
⇒Do vậy, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đều cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.
- Tháng 12/1989, tại Manta, hai nhà lãnh đạo M. Goocbachop và G. Buso (cha) chính thức cùng tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”.
⇒Tổng thống Mĩ G. Buso (cha) và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goocbachop tuyên bố chấm dứt chiến tranh (tháng 12/1989)
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong sau thời kì chiến tranh lạnh
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc (13/08/1945) có viết: “Hỡi quốc dân để bào!..Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kể chúng ta đã ngã gục ..”. Đoạn trích trên cho biết:
Câu 2:
Theo nghị quyết của Hội nghị Pốtxđam, quân đội những nước nào sẽ làm nhiệm vụ giải giáp chủ nghĩa phát xít ở Đông Dương?
Câu 3:
Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?
Câu 4:
Một trong những tác động tiêu cực của cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX là gì?
Câu 5:
Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc, dân chủ Việt Nam đầu thế kỉ XX là
Câu 6:
Trong cao trào cách mạng 1930 - 1931, để tập hợp nhân dân, Đảng đã thành lập tổ chức này sau đây?
Câu 7:
Một trong những lí do khiến Hội nghị Trung ương 8 (5/1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng tháng Tám 1945?
Câu 8:
Nội dung nào sau đây là một trong những điểm của phong trào cách mạng 1930 - 1931?
Câu 9:
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám (1945)?
Câu 10:
Giai cấp mới nào được hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929)?
Câu 11:
Hoạt động nào không nằm trong chủ trương “vô sản hoá” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?
Câu 12:
Từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu liên kết lại với nhau dựa trên những điểm tương đồng nào?
Câu 13:
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của
Câu 14:
Nội dung nào không phải là quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945)?
Câu 15:
Nội dung nào không phải hệ quả của cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX?