Câu hỏi:

21/07/2024 276

Ngôn ngữ trong truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm có đặc điểm gì? Cho ví dụ minh hoạ.

Ngôn ngữ

Truyện thơ dân gian

Truyện thơ Nôm

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Trả lời:

Ngôn ngữ

Truyện thơ dân gian

Truyện thơ Nôm

Đặc điểm

Ngôn ngữ truyền khẩu, giàu chất trữ tình và mang âm hưởng của các làn điệu dân ca Việt Nam 

Truyện thơ Nôm được viết bằng chữ Nôm, có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Truyện thơ Nôm bình dân có ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày, còn truyện thơ Nôm bác học sử dụng nhiều biện pháp tu từ và nhiều điển cố 

Ví dụ

Nước ngập gốc đáng lại, đừng lại,

Nước ngập rễ đáng bềnh, đừng bềnh.

Đôi ta yêu nhau, tình Lú-Ủa mặn nồng,

Lời đã trao thương không lạc mất. 

Như bán trâu ngoài chợ,

Như thu lúa muôn bông,

Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng,

Bền chắc như vàng, như đá.

(Tiễn dặn người yêu - truyện thơ dân gian)

- Ngoảnh đi thì dạ chẳng đành, 

Nhận ra thì hoá là tình chẳng ngay. 

Gớm thay mặt dạn mày dày,

Trân trân rằng giả con đây mà về. 

(Quan Âm Thị Kính - truyện thơ Nôm bình dân)

- Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều - truyện thơ Nôm bác học)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Xác định chủ đề và thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc.

Xem đáp án » 23/07/2024 1,967

Câu 2:

Đoạn trích được thuật lại theo ngôi kể nào? Dựa vào đầu để bạn khẳng định như vậy?

Xem đáp án » 22/07/2024 830

Câu 3:

Dấu hiệu nào trong văn bản cho thấy đây là truyện thơ Nôm bình dân?

Xem đáp án » 22/07/2024 660

Câu 4:

Đọc văn bản Tống Trân Cúc Hoa (Truyện thơ Nôm khuyết danh) và thực hiện các yêu cầu phía dưới:

TỐNG TRÂN CÚC HOA

(Trích)

1731.

Trạng nguyên ngẫm nghĩ giờ lâu,

Còn chước này nữ xem hầu ai hơn.

Hai người phải thử nấu cơm,

Xem ai chín trước thì hơn tài này.

Mỗi người một vác mía dày,

Lính gạo lính nước cùng tày đem ra.

Công chúa mình vốn cung nga,

Cơm bưng tận mặt chuyên trà tận tay.

Biết đâu trong bếp ngoài ngòi,

Nấu cơm chẳng được kém tươi nét vàng.

1741.

Cúc Hoa nấu chẳng được cơm,

Lửa lên lại tắt hai hàng châu sa.

Trạng nguyên nhân lúc đi qua,

Bày mưu bày chước dạy qua lời này:

Vừa ăn vừa nấu mới hay,

Thưở xưa nuôi mẹ nuôi thầy làm sao?

Cúc Hoa học được chước cao,

Bấy giờ mới lấy mía vào ngồi ăn.

Ăn rồi đun nấu dần dần,

Cúc Hoa nấu đoạn mới bưng cơm vào.

1751.

Trạng nguyên cười nói tiêu hao,

Nào cơm công chúa khi nào bưng lên?

Công chúa ren rén thưa liền,

Tôi đâu có dám tranh quyền chính thê.

Cho nên chẳng nấu làm chi,

Xin chàng trao vị chính thê cho nàng!

Từ rày hiếu phụng gia đường,

Ứng điềm thái mộng, ứng tường bạch vân

Một nhà hòe quế đầy sân,

Lâu đài phúc lộc thiên xuân thọ tường.

1761.

Trai thì đèn sách văn chương,

Gái thì kim chỉ theo đường cung nga.

Vườn xuân cây phúc nở hoa,

Bút nghiên lại nối khôi khoa bảng rồng.

Đền thời hưởng phúc nhà chung,

Mối duyên cũng vẹn chữ đồng cũng yên.

(In trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 10, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 192 - 193)

Tóm tắt nội dung của văn bản. Chỉ ra chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.

Xem đáp án » 06/07/2024 590

Câu 5:

Phân tích đặc điểm của nhân vật Trạng nguyên (Tống Trân), Cúc Hoa và công chúa được thể hiện qua văn bản.

Xem đáp án » 22/07/2024 484

Câu 6:

Lời của nhân vật (phần in đậm) trong các đoạn trích sau đây có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Vì sao?

a. Cúc Hoa nấu chẳng được cơm,

Lửa lên lại tắt hai hàng châu sa.

Trạng nguyên nhân lúc đi qua,

Bày mưu bày chước dạy qua lời này:

Vừa ăn vừa nấu mới hay,

Thửa xưa nuôi mẹ nuôi thầy làm sao?

(Truyện thơ Nôm khuyến danh, Tống Trân Cúc Hoa)

b. Công chúa ren rén thưa liền,

Tôi đâu có dám trành quyền chính the

Cho nên chẳng nấu làm chi,

Xin chàng trao vị chính thê cho nàng!

(Truyện thơ Nôm khuyến danh, Tống Trân Cúc Hoa)

Xem đáp án » 21/07/2024 336

Câu 7:

Đọc lại hai bài viết tham khảo về kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) ở Bài 3 và cho biết mỗi ngữ liệu đã đáp ứng yêu cầu đối với kiểu bài như thế nào bằng cách điền vào bảng sau (làm vào vở):

Yêu cầu

Giá trị nội dung nghệ thuật của truyện thơ “Trê Cóc”

“Bài ca hi vọng” của Văn ký-những cánh chim chào đón tương lai

Về nội dung: Nếu và nhận xét được một số nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật dựa trên những lí lẽ xác đáng và bằng chứng tiêu biểu, hợp lí được lấy từ tác phẩm.

 

 

Về hình thức: Đảm bảo các yêu cầu của kiểu bài nghị luận như lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết văn bản và kết hợp các thao tác lập luận hợp lí.

 

 

Xem đáp án » 21/07/2024 320

Câu 8:

Thực hiện để bài sau:

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về một trong những truyện thơ mà bạn đã học.

Xem đáp án » 18/07/2024 211

Câu 9:

Trình bày yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) bằng cách điền vào bảng sau (làm vào vở):

Các phần

Nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát)

Mở bài

 

Thân bài

 

Kết bài

 

Xem đáp án » 19/07/2024 194

Câu 10:

Cốt truyện trong truyện thơ Nôm thường được chia thành mấy nhóm? Là những nhóm nào? Cho ví dụ từng nhóm.

Xem đáp án » 13/07/2024 166

Câu 11:

Tìm hai trường hợp ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết và chỉ ra những dấu hiệu nhận biết ngôn ngữ nói trong các trường hợp này.

Xem đáp án » 23/07/2024 153

Câu 12:

Lời thoại của các nhân vật trong đoạn trích dưới đây có những đặc điểm nào của ngôn ngữ nói?

- Chắc anh đóng ở gần đây?

- Chả gần lắm, tận xóm Đượm.

- Bao xa anh?

- Giang không phải người đây à?

- Vâng, em mới Hà Nội lên 

- Giang đáp, và chợt cô rủ tôi:

- Nhà em đang trọ ở ngay kia, anh vào nghỉ một lát.

Tôi do dự:

- Chín giờ, đơn vị điểm danh rồi... mà còn non chục cây.

- Còn sớm, mới sáu giờ kém mà, anh.

(Bảo Ninh - Giang)

Xem đáp án » 11/07/2024 141

Câu 13:

Trong các tác phẩm dưới đây, tác phẩm nào không phải là truyện thơ?

a. Tiễn dặn người yêu

b. Thạch Sanh

c. Lục Vân Tiên

d. Chinh phụ ngâm

Xem đáp án » 10/07/2024 138

Câu 14:

Đề tài: Lớp bạn tổ chức buổi thảo luận về chủ điểm: “Những bài ca về lòng yêu nước”. Ban tổ chức gợi ý một số vấn đề như sau:

- Lòng yêu nước của người Việt Nam đã thể hiện qua âm nhạc như thế nào?

- Bài hát về lòng yêu nước có nhất định phải thuộc dòng nhạc cách mạng không?

- Các bản tình ca có thể chứa đựng tình yêu nước hay không?

- Bạn biết những bài thơ nào viết về lòng yêu nước đã được phổ nhạc?

- Tuổi trẻ ngày nay cảm thấy thế nào khi nghe những bài hát về lòng yêu nước?

Hãy chọn một trong các vấn đề nêu trên, chuẩn bị ý kiến để tham gia thảo luận, tranh luận (lưu ý không chọn và trình bày đề tài mà bạn đã thực hiện trên lớp).

Xem đáp án » 10/07/2024 129

Câu 15:

Phương án nào dưới đây nêu đúng nhất đặc điểm chung của truyện thơ

a. Là thể loại mang một số yếu tố của truyện.

b. Là thể loại mang một số yếu tố của thơ.

c. Là thể loại sáng tác bằng văn vẫn. 

d. Là thể loại sáng tác bằng văn xuôi

Xem đáp án » 14/07/2024 127