Câu hỏi:
22/07/2024 93Ngày 31/3/1968, bất chấp sự phản đối của chính quyền Sài Gòn, Tổng thống Mĩ Giốnxơn, tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra, không tham gia tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai, sẵn sàng đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để đi đến kết thúc chiến tranh. Những động thái đó chứng tỏ: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã
A. Buộc Mĩ phải giảm viện trợ cho chính quyền và quân đội Sài Gòn
B. Làm khủng hoảng sâu sắc hơn quan hệ giữa Mĩ và chính quyền Sài Gòn
C. Làm cho ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ ở Việt Nam bị sụp đổ hoàn toàn
D. Buộc Mĩ phải xuống thang trong chiến tranh xâm lược Việt Nam
Trả lời:
Phương pháp: Phân tích, chứng minh.
Cách giải:
- Đáp án A loại vì Mĩ vẫn tiếp tục viện trợ và còn viện trợ nhiều hơn cho chính quyền Sài Gòn để chính quyền Sài Gòn tự gánh vác lấy chiến tranh.
- Đáp án B loại vì cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 không làm khủng hoảng sâu sắc hơn quan hệ giữa Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Thực tế, Mĩ vẫn tiếp tục viện trợ kinh tế và giúp đỡ chính quyền Sài Gòn trong chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh.
- Đáp án C loại vì cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ nhưng chúng vẫn chưa từ bỏ ý định xâm lược Việt Nam và vẫn tiếp tục các hoạt động viện trợ, giúp đỡ chính quyền Sài Gòn trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam cũng như tiếp tục tiến hành các hoạt động quân sự mở rộng sang xâm lược cả Lào và Campuchia.
- Đáp án D lựa chọn vì sau thất bại của chiến lược Chiến tranh đặc biệt, Mĩ đã chuyển sang thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ trong giai đoạn 1965 – 1968 - đây là bước leo thang trogn chiến tranh ở Việt Nam của Mĩ. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 đã làm lung lay ý chí xâm lược của của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố phi Mĩ hóa chiến tranh, tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ, chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc và chấp nhận đến đàm phán với ta tại Pari→ sự xuống thang chiến tranh.
Chọn đáp án: D
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Việc Mĩ thực hiện “kế hoạch Mác - san” đã tác động như thế nào đến tình hình châu Âu?
Câu 2:
Trong giai đoạn 1950 – 1973 nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kì
Câu 3:
Khó khăn lớn nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 là gì?
Câu 5:
Âm mưu cơ bản của chiến lược Chiến tranh đặc biệt mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1965) là gì?
Câu 6:
“Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc/ Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi” đã phản ánh sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?
Câu 7:
Cách mạng dân tộc dân chủ (1946 – 1949) ở Trung Quốc và cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có điểm gì giống nhau?
Câu 9:
Ba nước đầu tiên ở châu Á biết tận dụng cơ hội Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc để giành chính quyền và tuyên bố độc lập là
Câu 10:
Nét mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam (1919 - 1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) là gì?
Câu 11:
Đường lối đối ngoại của Campuchia từ 1954 đến đầu năm 1970 là gì?
Câu 12:
Sự khác nhau cơ bản giữa tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng là ở
Câu 13:
Qua cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897- 1914) của thực dân Pháp, phương thức sản xuất nào từng bước du nhập vào Việt Nam?
Câu 14:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng (9/1960 ) xác định miền Bắc có vai trò, vị trí như thế nào?
Câu 15:
Luận cương chính trị (tháng 10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương, xác định động lực cách mạng gồm các giai cấp nào?