Câu hỏi:
22/12/2024 192Mục tiêu của Mĩ khi phát động “Chiến tranh lạnh" là
A. phá hoại phong trào cách mạng thế giới.
B. chống lại ảnh hưởng của Liên Xô.
C. ngăn chặn sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội từ Liên Xô sang Đông Âu và thế giới.
D. Mĩ lôi kéo các nước Đồng minh của mình chống Liên Xô.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Giải thích: A loại vì Mĩ và Liên Xô mâu thuẫn về mục tiêu và chiến lược và Mĩ muốn chống lại Liên Xô, lật đổ Liên Xô để có thể làm bá chủ thế giới nên Mĩ đã phát động cuộc Chiến tranh để chống lại Liên Xô.
B chọn vì mục tiêu của Mĩ khi phát động “Chiến tranh lạnh" là chống lại ảnh hưởng của Liên Xô.
C loại vì nội dung phương án này đã được bao hàm trong nội dung phương án B.
D loại vì đây là hành động của Mĩ để thực hiện mục tiêu của Chiến tranh lạnh.
*Tìm hiểu thêm: "Biểu hiện của sự đối đầu Đông – Tây."
* Đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa hai siêu cường Xô – Mĩ.
- Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
- Mỹ: Chủ trương chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào cách mạng thế giới, mưu đồ làm bá chủ toàn cầu.
* Đối lập về kinh tế - chính trị giữa các nước Đông Âu - Tây Âu.
- Tháng 6/1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Macsan” nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào một liên minh kinh tế - chính trị nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
⇒ Ở Châu Âu xuất hiện sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa hai khối nước: Tây Âu – tư bản chủ nghĩa và Đông Âu – xã hội chủ nghĩa.
* Đối lập về quân sự giữa các nước Đông Âu – Tây Âu.
- Tháng 4/1949, Mĩ cùng các nước Tây Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
- Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va, đây là một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
⇒ Sự ra đời của NATO và khối Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe.
⇒ Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Mục tiêu của các cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trong lịch sử nhằm
Câu 4:
Góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. Đó là ý nghĩa lịch sử của
Câu 5:
Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô là cường quốc công nghiệp
Câu 6:
Nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến sự thắng lợi của cả hai chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 và chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?
Câu 7:
Nguyên nhân cơ bản giúp kinh tế Tây Âu phát triển sau chiến tranh thế giới thứ 2 là
Câu 8:
"Luận cương chính trị" của Đảng cộng sản Đông Dương được thông qua tại hội nghị nào?
Câu 9:
Nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của phong trào công nhân trong giai đoạn 1926 - 1929?
Câu 10:
Điểm khác nhau căn bản giữa cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay so với cuộc cách mạng khoa học công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX là
Câu 13:
Từ sau thế Chiến thứ hai (1945), phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở khu vực