Câu hỏi:
10/11/2024 1,187Một vật có khối lượng 8kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2m/s2. Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu? So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của vật. Lấy g = 10m/s2
A. 1,6 N, nhỏ hơn
B. 16N, nhỏ hơn
C. 160N, lớn hơn
C. 160N, lớn hơn
Trả lời:
Đáp án đúng: B
* Lời giải
Vận dụng biểu thức định luật II Niutơn: F = ma
Lực gây ra gia tốc này có độ lớn: F = ma = 8.2 = 16N
Trọng lượng của vật : P = mg = 8.10 = 80N → F < P
* Phương pháp giải
- Áp dụng định luật II Newton: F = m.a để giải bài toán
* Lý thuyết và các công thức toán về ba định luật Newton:
I. Định luật I Newton
- Vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi trừ khi có hợp lực khác không tác dụng lên vật.
- Trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều được gọi là trạng thái cân bằng của vật.
- Các vật đều không thể ngay lập tức thay đổi vận tốc mà luôn có xu hướng duy trì trạng thái chuyển động hay đứng yên đang có. Đặc điểm này được gọi là quán tính của vật.
II. Định luật II Newton
a) Định luật
Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng F1→, F2→,..., Fn→ thì F→ là hợp lực của các lực đó: F→ = F1→ + F2→ + ... + Fn→
b) Khối lượng và mức quán tính
- Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
- Tính chất của khối lượng:
+ Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.
+ Khối lượng có tính chất cộng: Khi nhiều vật được ghép lại thành một hệ vật thì khối lượng của hệ bằng tổng khối lượng các vật đó.
c) Trọng lực. Trọng lượng
* Trọng lực
- Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng vào vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do. Trọng lực được kí hiệu là P→.
- Ở gần Trái Đất trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. Điểm đặt tại trọng tâm của vật.
* Trọng lượng
Độ lớn của trọng lực tác dụng lên Một vật gọi là trọng lượng của vật. Kí hiệu là P. Trong lượng của vật được đo bằng lực kế.
* Công thức của trọng lực: P→ = m.g
III. Định luật III Newton
a) Sự tương tác giữa các vật
Khi một vật tác dụng lên vật khác một lực thì vật đó cũng bị vật kia tác dụng ngược trở lại một lực. Ta nói giữa hai vật có sự tương tác.
b) Định luật
Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
FBA→ = -FAB→
c) Lực và phản lực
- Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.
- Đặc điểm của lực và phản lực:
+ Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
+ Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối.
+ Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
Chú ý:
+ Hai lực cân bằng cũng là hai lực trực đối nhưng ngược lại thì sẽ không đúng.
+ Hệ vật là tập hợp nhiều vật tương tác lẫn nhau.
Nội lực là lực tác dụng lẫn nhau giữa các vật trong hệ. Các nội lực không gây gia tốc cho hệ vì chúng xuất hiện từng cặp trực đối nhau.
Ngoại lực là lực của các vật ở ngoài hệ tác dụng lên các vật trong hệ.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Ba định luật Newton về chuyển động – Vật lí 10 Cánh diều
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tác dụng vào vật có khối lượng 5kg, đang đứng yên, một lực theo phương ngang thì vật này chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1m/s2. Độ lớn của lực này là:
Câu 2:
Một vật khối lượng 5kg được ném thẳng đứng xuống với vận tốc ban đầu 2m/s từ độ cao 30m. Vật này rơi chạm đất sau 3s sau khi ném. Cho biết lực cản không khí tác dụng vào vật không đổi trong quá trình chuyển động. Lấy g = 10m/s2. Lực cản của không khí tác dụng vào vật có độ lớn bằng:
Câu 3:
Một quả bóng m = 0,4kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với lực 300N. Thời gian chân tác dụng vào quả bóng là 0,015s. Tính tốc độ của quả bóng lúc bay đi.
Câu 4:
Một lực có độ lớn 2N tác dụng vào một vật có khối lượng 1kg lúc đầu đứng yên. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian 2s là:
Câu 5:
Một vật đang đứng yên, được truyền 1 lực F thì sau 5s vật này tăng 2m/s. Nếu giữ nguyên hướng của lực mà tăng gấp 2 lần độ lớn lực F vào vật thì sau 8s, vận tốc của vật tăng bao nhiêu?
Câu 6:
Hai xe lăn có khối lượng m1 = 2kg; m2 = 3kg được đặt trên ray thẳng nằm ngang. Cho hai xe tương tác với nhau bằng cách đặt một lò xo được nén ở giữa chúng rồi nối bằng dây chỉ. Sau khi đốt dây chỉ đứt, xe một thu được vận tốc 4 m/s. Tốc độ mà xe hai thu được là:
Câu 7:
Lực F truyền cho vật khối lượng m1 thì vật có gia tốc a1 = 2m/s2, truyền cho vật khối lượng m2 thì vật có a2 = 3m/s2. Hỏi lực F sẽ truyền cho vật có khối lượng m3 = m1 + m2 thì vật có gia tốc là bao nhiêu?
Câu 8:
Hai xe A và B cùng đặt trên mặt phẳng nằm ngang, đầu xe A có gắn một lò xo nhẹ. Đặt hai xe sát nhau để lò xo bị nén rồi buông nhẹ để hai xe chuyển động ngược chiều nhau. Tính từ lúc thả tay, xe A và B đi được quãng đường lần lượt là 1m và 2m trong cùng một khoảng thời gian. Biết lực cản của môi trường tỉ lệ với khối lượng của xe. Tỉ số khối lượng của xe A và xe B là:
Câu 9:
Lần lượt tác dụng lực có độ lớn F1 và F2 lên một vật khối lượng m, vật thu được gia tốc có độ lớn lần lượt là a1; a2. Biết 3F1 = 2F2. Bỏ qua mọi ma sát. Tỉ số