Câu hỏi:
20/07/2024 97Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới giai đoạn sau Chiến tranh lạnh là:
A. Sự phát triển của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
B. Sự xuất hiện và chi phối nền kinh tế thế giới của tư bản tài chính.
C. Sự xuất hiện và ngày càng mở rộng của các công ty độc quyền.
D. Quá trình hình thành các trung tâm kinh tế - tài chính Tây Âu và Nhật Bản.
Trả lời:
Phương pháp: Phân tích, nhận xét.
Cách giải:
- Sự sụp đổ của chế độ CNXH ở các nước Đông Âu đã chứng tỏ trật tự hai cực Ianta đã tồn tại gần nửa thế kỷ (1945 - 1991) không còn nữa. Cục diện thế giới và quan hệ chính trị quốc tế đã thay đổi về cơ bản, dẫn đến hình thành trật tự thế giới mới và tập hợp lực lượng mới. So sánh lực lượng trên bình diện toàn cầu, từ chỗ cân bằng giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập, chuyển sang trạng thái mất cân bằng có lợi cho Mỹ và phương Tây. Xuất hiện trật tự thế giới mới: “Nhất siêu (Mỹ), đa cường, đa trung tâm”, Và tình hình quốc tế đã không phát triển một cách hòa bình, ổn định như người ta mong đợi. Sự đối đầu Đông Tây và hệ tư tưởng, chính trị, quân sự, kinh tế... đã từng chi phối đời sống quốc tế suốt nửa thế kỉ chiến tranh lạnh, nay đã chuyển hóa dưới hình thức khác, và nổi lên những mâu thuẫn mới. Sự vận động của những mâu thuẫn này sẽ quyết định đến diện mạo của trật tự thế giới và xu hướng phát triển của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.
- Thông qua tổ chức Liên hợp quốc và diễn đàn quốc tế, các quốc gia đang phát triển tiếp tục đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế, trật tự thế giới bình đẳng và dân chủ. Do đó các nước thế giới thứ ba, cũng là lực lượng quan trọng, tham gia vào tương quan lực lượng, góp phần chi phối xu hướng hình thành cục diện thế giới, trật tự thế giới tương lai.
=> Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới giai đoạn sau Chiến tranh lạnh là sự phát trỉến của các lực lượng cách mạng, hòa hình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Chọn: A
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức cách mạng theo khuynh hướng:
Câu 2:
Sau Hiệp ước 1862, triều đình nhà Nguyễn đã hạ lệnh cho Trương Định phải:
Câu 4:
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ chống
Câu 5:
Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng về phong trào công nhân Việt Nam (1919 - 1925)?
Câu 6:
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941) chủ trương thành lập:
Câu 7:
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) kết thúc với sự thất bại của phe nào?
Câu 8:
Ngành kinh tế nào được thực dân Pháp đầu tư số vốn nhiều nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919 - 1929)?
Câu 9:
Ý nghĩa quốc tế của sự ra đời nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1949) là:
Câu 10:
Yêu cầu nào dưới đây đặt ra đối với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á sau khi giành được độc lập?
Câu 11:
Hội nghị Ianta diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai
Câu 12:
Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam được Đảng xác định trong những năm 1939 - 1941 là:
Câu 14:
Nội dung nào dưới đây không phải là quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2 - 1945)?
Câu 15:
Đặc điểm bao trùm của lịch sử dân tộc Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 là gì?