Câu hỏi:
22/07/2024 110Một cặp vợ chồng đều có kiểu hình bình thường. Khi đến gặp nhà tư vấn di truyền, cặp vợ chồng này kể rằng: bố vợ bị mù màu, mẹ vợ bị bạch tạng, em gái chồng bị bạch tạng. Những người còn lại trong gia đình đều có kiểu hình bình thường. Tính theo lí thuyết, xác suất cặp vợ chồng này sinh con không bị mắc cả 2 bệnh trên là:
A. 9/16
B. 11/24
C. 15/24
D. 13/24
Trả lời:
Chọn C
Xét bệnh bạch tạng : A bình thường >> a bị bạch tạng. Gen trên NST thường
- Bên vợ : mẹ vợ bị bạch tạng, người vợ bình thường
=> Người vợ có kiểu gen là Aa
- Bên chồng : em gái chồng bị bạch tạng, người chồng bình thường, bố mẹ bình thường
=> Bố mẹ người chồng có kiểu gen là Aa x Aa
=> Người chồng có dạng là (1/3AA : 2/3Aa)
Cặp vợ chồng là : Aa x (1/3AA : 2/3Aa)
Xác suất cặp vợ chồng này sinh con không bị bệnh là :
Xét bệnh mù màu : B bình thường >> b bị mù màu. Gen nằm trên NSt giới tính X vùng không tương đồng
- Bên vợ : bố vợ mù màu, người vỢ bình thường
=> Người vọ có kiểu gen là XBXb
- Bên chồng : người chồng bình thường nên có kiểu gen là XBY
Cặp vợ chồng là : XBXb x XBY
Đời con theo lí thuyết là 1 XBXB : 1 XBXb : 1 XBY : 1 XbY
Xác suất để cặp vợ chồng sinh con không bị bệnh là 3/4
Vậy xác suất cặp vợ chồng sinh con không bị 2 bệnh trên là 15/6 x 3/4 = 15/24
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ở phép lai ♂AaBbDd × ♀ aaBbDD. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, có 10% số tế bào cặp Aa không phân li trong giảm phân I, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Ở giảm phân của cơ thể cái, có 2% số tế bào cặp DD không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; có 8% số tế bào khác cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây về phép lai trên là không đúng?
Câu 2:
Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
(2) Tạo giống dâu tằm tứ bội.
(3) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp carôten trong hạt.
(4) Tạo giống dưa hấu tam bội.
Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là
Câu 3:
Để tạo ra các giống thuần chủng về tất cả các gen, người ta sử dụng phương pháp
Câu 4:
Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEe thực hiện giảm phân, biết quá trình giảm phân không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể tạo ra là
Câu 5:
Cho các bước sau:
(1) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen.
(2) Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng kiểu gen.
(3) Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau.
Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật cần tiến hành các bước lần lượt như sau:
Câu 6:
Cho các khâu sau:
(1) Trộn 2 loại ADN với nhau và cho tiếp xúc với enzim ligaza để tạo ADN tái tổ hợp.
(2) Tách thể truyền (plasmit) và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.
(3) Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận.
(4) Xử lí plasmit và ADN chứa gen cần chuyển bằng cùng một loại enzim cắt giới hạn.
(5) Chọn lọc dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp.
(6) Nhân các dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp thành các khuẩn lạc.
Trình tự các bước trong kĩ thuật di truyền là
Câu 7:
Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau:
Xác suất để người III2 không mang gen bệnh là bao nhiêu?
Câu 9:
Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo chủng vi khuẩn Ê.coli sản xuất prôtêin bò.
(2) Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, có hàm luợng đường cao.
(3) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất cao hơn dạng lưỡng bội bình thường.
(4) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-carôten (tiền vitamin A) trong hạt.
(5) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
Trong các thành tựu trên, có bao nhiêu thành tựu là ứng dụng của kĩ thuật di truyền?
Câu 11:
Cho các thông tin sau:
(1) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin không được tổng hợp.
(2) Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng prôtêin.
(3) Gen đột biến làm thay đổi một axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin.
(4) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin được tổng hợp bị mất chức năng.
Trong các thông tin trên, những thông tin được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh di truyền phân tử ở người là
Câu 12:
Một nhà tự nhiên học nghiên cứu quan hệ cạnh tranh giữa các động vật đến sinh sống trên bãi cỏ và nhận thấy rằng một loài chim luôn ngăn cản bướm không hút được mật trên các hoa màu trắng. Điều gì sẽ xảy ra khi các con chim đó rời đi khỏi đồng cỏ?
Câu 13:
Trong thí nghiệm của mình, để xác định kiểu gen của các cơ thể có kiểu hình trội ở thế hệ F2, Menđen đã cho các cây này
Câu 14:
Cho các nhận định sau:
(1) Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ ở cây giao phấn sẽ thu được các dòng thuần chủng.
(2) Giao phấn giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau sẽ tạo được kiểu gen dị hợp.
(3) Tự thụ phấn chỉ xảy ra ở cây có hoa lưỡng tính.
(4) Thụ phấn chéo làm tăng tính đa dạng di truyền trong quần thể. Trong các nhận định trên, số nhận định đúng là
Câu 15:
Nhận xét nào không đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?