Câu hỏi:
19/07/2024 132
Lập dàn ý và ghi chú những điều bản thân cần lưu ý khi trình bày bài nói về đề tài: Vấn đề lãng phí thời gian của người trẻ hiện nay.
Trả lời:
Trả lời:
I. Mở đầu
- Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: hiện tượng lãng phí thời gian nhàn rỗi của giới trẻ.
II. Thân bài
a. Thực trạng
- Ngày nay, các bạn trẻ dành khá nhiều thời gian của bản thân cho các hoạt động vui chơi giải trí mà không chú tâm vào việc rèn luyện bản thân.
- Thời gian rảnh của giới trẻ không được sử dụng vào những việc làm bổ ích mà nó thường được lãng phí cho các thú vui tiêu khiển.
- Cũng có nhiều bạn trẻ lười biếng, có thời gian nhưng không làm gì.
b. Nguyên nhân
- Chủ quan: do nhận thức về tầm quan trọng của thời gian của các bạn trẻ còn kém, sống không có mục tiêu, ý chí, bản lĩnh để kháng cự lại cám dỗ.
- Khách quan: do những cám dỗ của thú vui tiêu khiển bên ngoài ngày càng nhiều, do bị bạn bè lôi kéo, gia đình chưa quan tâm chu đáo đến con em mình.
c. Hậu quả
- Việc lãng phí thời gian nhàn rỗi sẽ khiến cho chúng ta không phát triển được bản thân, trì trệ sự phát triển con người lâu dần sẽ bị tụt lùi về phía sau và bị xã hội đào thải.
- Chạy theo những thú vui tiêu khiển gây tốn kém về tiền bạc, của cải, công sức của bản thân và những người khác.
- Việc có quá nhiều thời gian nhàn rỗi của bản thân và không biết cách sử dụng chúng thực hợp lí khiến con người dễ bị kéo theo những thói xấu khác.
d. Giải pháp
- Mỗi người tự giác quản lí quỹ thời gian của mình, sử dụng thời gian thật hợp lí để tạo ra những giá trị tốt đẹp cho bản thân cũng như xã hội tránh để lãng phí thời gian.
- Gia đình cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, nhà trường nên mở ra nhiều hoạt động ngoại khóa để thúc đẩy học sinh vận động, nâng cao kỹ năng mềm,...
III. Kết bài
- Tổng kết lại vấn đề.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về ý kiến trích từ văn bản Tiếp xúc với tác phẩm (Thái Bá Vân): “Nội dung của tác phẩm được người xem mở rộng”.
Câu 2:
Bạn có nhận xét gì về cách lập luận của Hoài Thanh ở văn bản này?
Câu 3:
Xác định các lí lẽ và bằng chứng được tác giả nêu ra để làm sáng tỏ luận điểm.
Câu 4:
Hãy phân tích mối quan hệ giữa đời sống vật thể và đời sống hình tượng của tác phẩm.
Câu 5:
Trong văn bản, tác giả đã dẫn ra các văn kiện lịch sử nổi tiếng của nước Mỹ. Đó là những văn kiện nào? Việc dẫn ra những văn kiện đó có ý nghĩa gì trong việc thể hiện quan điểm của tác giả?
Câu 6:
Bài diễn văn Tôi có một ước mơ có sức lay động lớn đối với người nghe, người đọc. Yếu tố nổi bật nào trong cách biểu đạt niềm tin và ước mơ của tác giả làm nên sức lay động ấy?
Câu 7:
Câu mở đầu văn bản: “Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần thơ mới” có ý nghĩa gì?
Câu 8:
Đọc lại văn bản Một thời đại trong thi ca trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 86), đoạn từ “Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa” đến “nó đến một mình” và trả lời các câu hỏi:
Bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa “chữ tôi” và “chữ ta” trong cách diễn giải của Hoài Thanh?
Đọc lại văn bản Một thời đại trong thi ca trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 86), đoạn từ “Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa” đến “nó đến một mình” và trả lời các câu hỏi:
Bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa “chữ tôi” và “chữ ta” trong cách diễn giải của Hoài Thanh?
Câu 9:
Bài hùng biện mang đến nhiều thông điệp có ý nghĩa. Bạn có thể rút ra thông điệp gì cho bản thân?
Câu 10:
Nhận xét về tình cảm, thái độ và quan điểm đấu tranh của tác giả thể hiện qua đoạn văn.
Câu 11:
Đọc lại văn bản Tôi có một ước mơ trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 79 – 83) và trả lời các câu hỏi:
Theo bạn, những thông tin nào về bối cảnh ra đời của văn bản Tôi có một ước mơ được nêu trong SGK cần đặc biệt chú ý?
Đọc lại văn bản Tôi có một ước mơ trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 79 – 83) và trả lời các câu hỏi:
Theo bạn, những thông tin nào về bối cảnh ra đời của văn bản Tôi có một ước mơ được nêu trong SGK cần đặc biệt chú ý?
Câu 12:
Lập dàn ý, tập luyện nói và nghe theo đề tài: Vấn đề ưu tiên chăm sóc ngoại hình của con người trong thời đại ngày nay.
Câu 13:
Theo bạn, nếu đặt lại tên cho văn bản là Bức tranh “Em Thuý” của Trần Văn Cẩn có hợp lí không? Vì sao?
Câu 14:
Đọc lại văn bản Tiếp xúc với tác phẩm trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 98 – 100) và trả lời các câu hỏi:
Văn bản gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần và chỉ ra mối quan hệ giữa các phần.
Đọc lại văn bản Tiếp xúc với tác phẩm trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 98 – 100) và trả lời các câu hỏi:
Văn bản gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần và chỉ ra mối quan hệ giữa các phần.