Câu hỏi:

20/09/2024 137

Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.

II. Tất cả các cơ thể mang gen đột biến đều được gọi là thể đột biến.

III. Đột biến gen đượcgọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau.

IV. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá, chọn giống.

A. 2

Đáp án chính xác

B. 1

C. 3

D. 4

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: A

Có 2 phát biểu đúng là (I), (IV).

(II) sai vì: nếu cơ thể mang gen đột biến lặn ở trạng thái dị hợp thì chưa biểu hiện thành kiểu hình đột biến nên chưa gọi là thể đột biến.

(III) sai vì: không phải đột biến gen nào cũng được di truyền cho đời sau (ví dụ đột biến làm cho thể đột biến mất khả năng sinh sản thì nó không được di truyền cho đời sau). Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì nó liên quan tới bộ máy di truyền của tế bào.

* Tìm hiểu "Đột biến gene"

1. Khái niệm

- Đột biến gene là sự thay đổi trong cấu trúc của gene, có liên quan đến một hay một số cặp nucleotide.

- Đột biến làm thay đổi một cặp nucleotide trong gene được gọi là đột biến điểm.

- Đột biến gene có thể làm thay đổi nhiều cặp nucleotide và có thể làm thay đổi kiểu hình hoặc không.

- Khi sinh vật mang gene đột biến biểu hiện kiểu hình khác thường thì được gọi là thể đột biến. Trong phạm vi bài này, chỉ xem xét loại đột biến điểm.

2. Các dạng đột biến gene

- Dựa trên cơ chế phát sinh đột biến, các nhà di truyền học phân chia đột biến điểm thành các loại: thay thế cặp nucleotide này bằng cặp nucleotide khác, thêm một cặp nucleotide và mất một cặp nucleotide.

- Các đột biến gene cũng có thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau như đột biến trội/lặn, có lợi hại hay trung tính, có làm thay đổi trình tự amino acid hay không, ...

3. Nguyên nhân

- Đột biến gene có thể xảy ra một cách tự phát hoặc do tác động của các tác nhân đột biến vật lí, hoá học và sinh học.

- Đột biến tự phát xảy ra trong tế bào phần nhiều là do sai sót trong quá trình tái bản DNA. Các tác nhân gây đột biến gene có thể là các chất hoá học khác nhau như 5-bromouracil (5-BrU), HNO2, ethyl methane sulfonate (EMS), các tác nhân vật lí như tia tử ngoại (UV) cũng có thể gây nên đột biến thêm hoặc mất cặp nucleotide.

4. Cơ chế phát sinh

a) Đột biến thêm/mất cặp nucleotide

- Trong quá trình tái bản DNA, nếu một nucleotide được sử dụng làm khuôn hai lần thì mạch mới được tổng hợp sẽ có thêm một nucleotide.

- Khi một nucleotide không được sử dụng làm khuôn, mạch mới tổng hợp sẽ bị mất một nucleotide. Sau lần tái bản kế tiếp, các đột biến này sẽ dẫn đến thêm hoặc mất một cặp nucleotide.

- Gene có thể bị đột biến trong quá trình tái bản hoặc không tái bản nếu bị tác động của các tác nhân đột biến.

Ví dụ: Tia UV cũng có thể làm hai T trên cùng một mạch liên kết với nhau và khi tế bào sửa chữa thường dẫn đến đột biến thêm hoặc mất một cặp nucleotide. Chất độc màu cam (acridine orange) và dioxin có thể chèn vào DNA gây nên đột biến thêm hoặc mất cặp nucleotide.

b) Đột biến thay thế cặp nucleotide

- Trong quá trình tái bản DNA, một số chất có cấu trúc giống với base bình thường được gắn vào mạch mới tổng hợp có thể gây ra đột biến thay thế nucleotide.

Ví dụ: Chất 5-bromouracil có thể bắt cặp với adenine dẫn đến đột biến thay thế cặp A - T bằng G-C.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 4: Đột biến gen

Giải SGK Sinh học 12 Bài 4: Đột biến gene

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Thế hệ xuất phát của một quần thể tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen 0,6AA : 0,4Aa. Ở thế hệ F3, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ:

Xem đáp án » 21/07/2024 634

Câu 2:

Cho con đực (XY) có thân đen, mắt trắng giao phối với con cái có thân xám, mắt đỏ được F1 gồm 100% cá thể có thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối tự do, đời F2 có tỉ lệ: 50% con cái thân xám, mắt đỏ; 20% con đực thân xám, mắt đỏ; 20% con đực thân đen, mắt trắng; 5% con đực thân xám, mắt trắng; 5% con đực thân đen mắt đỏ. Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đời F1 có 6 kiểu gen quy định kiểu hình thân xám, mắt đỏ.

II. Tính trạng màu thân và tính trạng màu mắt di truyền liên kết với nhau.

III. Có hoán vị gen diễn ra ở cả giới đực và giới cái.

IV. Đã có hoán vị gen với tần số 20%.

Xem đáp án » 19/07/2024 560

Câu 3:

Gen D có 1560 liên kết hiđrô, trong đó số nuclêôtit loại G bằng 1,5 lần số nuclêôtit loại A. Gen D bị đột biến điểm thành alen d, alen d giảm 1 liên kết hiđrô so với alen D. Alen d nhân đôi 3 lần thì số nuclêôtit loại A mà môi trường cung cấp là bao nhiêu?

Xem đáp án » 21/07/2024 500

Câu 4:

Cho biết 4 bộ ba 5'GXU3'; 5'GXX3'; 5'GXA3'; 5'GXG3' quy định tổng hợp axit amin Ala; 4 bộ ba 5'AXU3'; 5'AXX3'; 5'AXA3'; 5'AXG3' quy định tổng hợp axit amin Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó chuỗi mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Ala được thay bằng axit amin Thr. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Alen a có thể có chiều dài bé hơn chiều dài của alen A.

II. Nếu alen A có 900 nuclêôtit loại G thì alen a cũng có 900 nuclêôtit loại X.

III. Nếu alen A nhân đôi 1 lần cần môi trường cung cấp 400 nuclêôtit loại T thì alen a nhân đôi 2 lần sẽ cần môi trường cung cấp 1203 nuclêôtit loại T.

IV. Nếu alen A phiên mã 2 lần cần môi trường cung cấp 420 nuclêôtit loại X thì alen a phiên mã 1 lần cũng cần môi trường cung cấp 210 nuclêôtit loại X.

Xem đáp án » 19/07/2024 342

Câu 5:

Đậu Hà Lan là loài thực vật sinh sản bằng tự thụ phấn được Menđen sử dụng trong nghiên cứu di truyền. Ở loài đậu này, tính trạng màu hạt do một cặp gen quy định, trong đó A quy đinh hạt vàng trội hoàn toàn so với a quy định hạt xanh. Lấy hạt phấn của cây hạt vàng thuần chủng thụ phấn cho cây hạt xanh được F1, sau đó F1 sinh sản ra F2, F2 sinh sản ra F3, F3 sinh sản ra F4. Theo lí thuyết, ở các hạt trên cây F2, loại hạt khi gieo trồng phát triển thanh cây trưởng thành sau khi tự thụ phấn vừa có hạt màu vàng vừa có hạt màu xanh chiếm tỉ lệ?

Xem đáp án » 23/07/2024 318

Câu 6:

Có bao nhiêu trường hợp sau đây được gọi là cách li sau hợp tử?

I. Các cá thể giao phối với nhau nhưng con lai bị bất thụ.

II. Các cá thể sinh sản vào các mùa khác nhau.

III. Các cá thể có cơ quan sinh sản không tương đồng.

IV. Các cá thể có tập tính giao phối khác nhau.

Xem đáp án » 19/07/2024 313

Câu 7:

Trong các hình thức cách li được trình bày dưới đây, loại cách li nào bao gồm các trường hợp còn lại

Xem đáp án » 19/07/2024 242

Câu 8:

Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Cho cây thân cao dị hợp tự thụ phấn thu được F1 có 75% cây thân cao và 25% cây thân thấp. Trong số các cây F1 lấy 4 cây thân cao, xác suất để trong 4 cây này chỉ có 1 cây mang kiểu gen đồng hợp là:

Xem đáp án » 23/07/2024 239

Câu 9:

Khi nói về hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường sống) của quần xã.

II. Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường.

III. Ở hệ sinh thái tự nhiên, con người phải thường xuyên bổ sung thêm cho hệ sinh thái nguồn vật chất và năng lượng để nâng cao năng suất của hệ.

IV. Ở hệ sinh thái nhân tạo, con người bổ sung thêm vật chất và năng lượng nên hệ nhân tạo có độ đa dạng về loài cao hơn hệ sinh thái tự nhiên

Xem đáp án » 22/07/2024 205

Câu 10:

Khi nói về quá trình phiên mã, cho các phát biểu sau:

I. Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN pôlimeraza.

II. Trong quá trình phiên mã có sự tham gia của ribôxôm.

III. Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN đuợc tổng hợp theo chiều 5' - 3'.

IV. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

Có bao nhiêu phát biểu trên đúng?

Xem đáp án » 19/07/2024 176

Câu 11:

Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình tiến hóa nhỏ

Xem đáp án » 19/07/2024 175

Câu 12:

Dạng đột biến nào sau đây có thể làm cho 2 gen alen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể?

Xem đáp án » 23/07/2024 175

Câu 13:

Một đoạn gen ở vi khuẩn có trình tự nuclêôtit ở mạch mã hóa là: 5'-ATG GTX TTG TTA XGX GGG AAT-3'. Trình tự nuclêôtit nào sau đây phù hợp với trình tự của mạch mARN được phiên mã từ gen trên?

Xem đáp án » 19/07/2024 163

Câu 14:

Khi điều kiện môi trường thuận lợi, quần thể của loài có đặc điểm sinh học nào sau đây có đồ thị tăng trưởng hàm số mũ?

Xem đáp án » 23/07/2024 156

Câu 15:

Trong các mối quan hệ sau đây, mối quan hệ nào có vai trò thúc đẩy sự tiến hoá của cả hai loài?

Xem đáp án » 19/07/2024 154

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »