Câu hỏi:
30/10/2024 139Khẳng định đúng về bệnh di truyền phân tử?
A. Bệnh có thể phát hiện bằng việc quan sát cấu trúc NST
B. Bệnh do các đột biến gen gây nên
C. Đao là một trong các bệnh điển hình của bệnh di truyền phân tử
D. Bệnh sẽ di truyền qua các thế hệ
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Bệnh di truyền phân tử là bệnh do các đột biến gen gây nên. Không thể phát hiện bằng quan sát cấu trúc NST, gen gây bệnh sẽ truyền cho đời sau nhưng để biểu hiện thành tính trạng thì còn phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp chứa gen đó. Down là một hội chứng có nguyên nhân là tồn tại 3 NST số 21
A, C, D sai
*Tìm hiểu thêm: "NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ PHÁT SINH ĐỘT BIẾN GEN"
1. Nguyên nhân
- Do tác động lí, hóa, sinh học ở ngoại cảnh.
- Do những rối loạn sinh lí, hóa sinh trong tế bào.
2. Cơ chế phát sinh đột biến gen.
a. Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN.
- Các bazơ nitơ thường tồn tại ở 2 dạng cấu trúc: dạng thường và dạng hiếm.
+ Các dạng hiếm (hỗ biến) có những vị trí liên kết hiđrô bị thay đổi làm cho chúng kết cặp không đúng khi nhân đôi, từ đó dẫn đến phát sinh đột biến gen.
VD:
b. Tác động của các nhân tố đột biến
- Tác động của các tác nhân vật lí: Tia tử ngoại (UV) làm cho 2 bazơ Timin trên 1 mạch ADN liên kết với nhau làm phát sinh ĐBG.
- Tác động của các tác nhân hóa học: 5-Brôm Uraxin là đồng đẳng của Timin gây thay thế A-T → G-X.
- Tác nhân sinh học: Virut gây ra đột biến.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác;
A. Lý thuyết Sinh học 12 Bài 4: Đột biến gen
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho các thông tin sau:
(1) Các gen nằm trên cùng một cặp NST.
(2) Mỗi gen nằm trên một NST khác nhau.
(3) Thể dị hợp hai cặp gen giảm phân bình thường cho 4 loại giao từ.
(4) Tỉ lệ một loại kiểu hình chung bằng tích tỉ lệ các loại tính trạng cấu thành kiểu hình đó.
(5) Làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
(6) Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, nếu P thuần chủng, khác nhau về các cặp tính trạng tương phản thì F1 đồng loạt có kiểu hình giống nhau và có kiểu gen dị hợp tử.
Những điểm giống nhau giữa quy luật phân li độc lập và quy luật hoán vị gen là:
Câu 4:
Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.14 – III.15 là
Câu 5:
Một quần thể có thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ như sau:
Thế hệ | AA | Aa | aa |
P | 0.35 | 0.5 | 0.15 |
F1 | 0.475 | 0.25 | 0.275 |
F2 | 0.5375 | 0.125 | 0.3375 |
F3 | 0.56875 | 0.0625 | 0.36875 |
Quần thể trên đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào?
Câu 6:
Cho các loại giống sau:
(1) giống lúa vàng; (2) dâu tằm tam bội;
(3) pomato; (3) cừu dolly;
(5) vi khuẩn E.coli sản xuất kháng sinh pelixillin; (6) giống táo má hồng;
(7) giống bông kháng sâu; (8) Bò lai Sind;
(9) Nấm có hoạt tính kháng sinh cao gấp 200 lần so với giống gốc;
(10) Cà chua chím chậm.
Có bao nhiêu giống được tạo nên bằng công nghệ gen?
Câu 7:
Tính trạng hói đầu ở người do gen trội nằm trên NST thường qui định nhưng gen trội ở nam và lặn ở nữ (KG dị hợp ở nam thì bị hói đầu, nữ không bị hói đầu). Một quần thể người cân bằng di truyền có tỉ lệ người bị hói đầu là 20% bị hói đầu. Tỉ lệ nữ bị hói đầu trong quần thể
Câu 8:
Những đặc điểm về cấu tạo điển hình một hệ tuần hoàn kín là:
1. Có hệ thống tim và mạch.
2. Hệ mạch có đầy đủ ba loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
3. Dịch tuần hoàn tiếp xúc trực tiếp với tế bào trao đổi chất và trao đổi khí.
4. Có hệ thống dịch mô quanh tế bào.
Phương án đúng
Câu 9:
Qua các thế hệ thì điểm giống nhau trong cấu trúc di truyền giữa quần thể ngẫu phối và quần thể tự phối là
Câu 10:
Quan sát một bệnh di truyền ở một gia đình thấy rằng bố bị bệnh, mẹ bình thường và họ có 2 con trai bình thường và hai cô con gái bị bệnh giống bố. Hai anh con trai lấy vợ bình thường, mỗi gia đình đều sinh ra 2 cô con gái bình thường. Một cô con gái bị bệnh lấy chồng bình thường sinh ra một cậu con trai bình thường, cô con gái bị bệnh thứ 2 lấy chồng bị bệnh đó thì sinh ra 1 con trai bình thường và 2 cô con gái bị bệnh. Khẳng định nào sau đây về tính trạng bệnh của gia đình trên là hợp lí nhất
Câu 12:
Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở các yếu tố ngẫu nhiên mà không có ở chọn lọc tự nhiên?
(1) Có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
(2) Có thể làm biến đổi mạnh tần số alen của quần thể.
(3) Có thể tác động liên tục qua nhiều thế hệ.
(4) Có thể làm biến đổi vô hướng tần số alen của quần thể.
(5) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể
Câu 13:
Khẳng định nào sau đây về tiến hóa nhỏ của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại là đúng?