Câu hỏi:

06/01/2025 142

Khái niệm chung về “chiến tranh lạnh” được hiểu là

A. Cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe TBCN do Mĩ đứng đầu và phe XHCN do Liên Xô làm trụ cột.

Đáp án chính xác

B. Cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai siêu cường Xô – Mĩ

C. Cuộc xung đột trực tiếp giữa hai phe TBCN và phe XHCN ở châu Âu.     

D. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : A

- Khái niệm chung về “chiến tranh lạnh” được hiểu là Cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe TBCN do Mĩ đứng đầu và phe XHCN do Liên Xô làm trụ cột.

- Các đáp án còn lại,không nói đầy đủ Khái niệm chung về “chiến tranh lạnh”.

→ A đúng.B,C,D sai.

* Mở rộng:

I. MÂU THUẪN ĐÔNG – TÂY VÀ SỰ KHỞI ĐẦU CHIẾN TRANH LẠNH

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển từ liên minh chống phát xít sang thế đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh.

a. Sự kiện khởi đầu chiến tranh lạnh.

- Thông điệp của tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12/3/1947. Trong đó, Tổng thống Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ và đề nghị viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô.

b. Biểu hiện của sự đối đầu Đông – Tây.

* Đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa hai siêu cường Xô – Mĩ.

- Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.

- Mỹ: Chủ trương chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào cách mạng thế giới, mưu đồ làm bá chủ toàn cầu.

* Đối lập về kinh tế - chính trị giữa các nước Đông Âu - Tây Âu.

- Tháng 6/1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Macsan” nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào một liên minh kinh tế - chính trị nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.

- Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.

⇒ Ở Châu Âu xuất hiện sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa hai khối nước: Tây Âu – tư bản chủ nghĩa và Đông Âu – xã hội chủ nghĩa.

* Đối lập về quân sự giữa các nước Đông Âu – Tây Âu.

- Tháng 4/1949, Mĩ cùng các nước Tây Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

- Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va, đây là một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

⇒ Sự ra đời của NATO và khối Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe.

⇒ Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.

Xem thêm các  bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong sau thời kì chiến tranh lạnh

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Vì sao Mỹ buộc phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược, tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”?

Xem đáp án » 22/07/2024 323

Câu 2:

Tôn chỉ, mục đích của Việt Nam Quang phục hội thể hiện rõ sự ảnh hưởng của

Xem đáp án » 23/07/2024 280

Câu 3:

“Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến, toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta...”. Đó là lời kêu gọi

Xem đáp án » 22/07/2024 226

Câu 4:

Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh thống nhất thành lập Liên hợp quốc tại Hội nghị nào?

Xem đáp án » 22/07/2024 221

Câu 5:

Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng nào sau đây trong giai đoạn 1945-1973?

Xem đáp án » 22/07/2024 208

Câu 6:

Lĩnh vực đấu tranh mới của Đảng cộng sản Đông Dương trong những năm 1936-1939 là gì?

Xem đáp án » 10/09/2024 201

Câu 7:

Ý nghĩa của chiến thắng Xtalingrat ngày 2/2/1943 là

Xem đáp án » 22/07/2024 178

Câu 8:

Chủ trương của Đảng ta đối với vấn đề thù trong, giặc ngoài từ 9/1945 - 19/12/1946 được đánh giá là

Xem đáp án » 22/07/2024 170

Câu 9:

Điểm khác biệt lớn nhất giữa cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam so với lần thứ nhất là

Xem đáp án » 22/07/2024 170

Câu 10:

Các nhân tố nào tác động đến phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX?

Xem đáp án » 22/07/2024 165

Câu 11:

Các số liệu sau đây, số liệu nào đúng nhất?

Xem đáp án » 22/07/2024 160

Câu 12:

Bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay là

Xem đáp án » 22/07/2024 158

Câu 13:

Tổ chức Liên minh Châu Âu ra đời cùng với xu hướng chung nào của thế giới?

Xem đáp án » 30/09/2024 155

Câu 14:

Điểm khác biệt giữa chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với chiến lược “chiến tranh cục bộ” là

Xem đáp án » 22/07/2024 153

Câu 15:

Hình ảnh sau thể hiện sự kiện nào?

Xem đáp án » 22/07/2024 153

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »