Câu hỏi:

11/10/2024 592

Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì (15-4-1945) quyết định vấn đề gì?

A. Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

B. Thành lập khu giải phóng Việt Bắc

C. Thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

D. Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: D

- Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì (15-4-1945) quyết định vấn đề Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân

Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" và Việt Minh đã đứng lên lãnh đạo quần chúng nổi dậy ở Hiệp Hòa (Bắc Giang), Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ngãi báo hiệu một thời kì mới của cách mạng Việt Nam. Giữa tháng 4 - 1945, Trung ương Đảng đã triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kì nhằm giải quyết một số vấn đề quân sự. Hội nghị do đồng chí Trường Chinh - Tổng bí thư Đảng chủ trì . Tham dự Hội nghị có đại diện các chiến khu ở Việt Bắc, Xứ ủy Bắc kì, Hội nghị đã nhận đinh " Tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp lúc này" và quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân.

D đúng 

- A sai vì quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập vào ngày 22-12-1944. Hội nghị này chủ yếu tập trung vào việc thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân, chuẩn bị cho các hoạt động quân sự trong giai đoạn tiếp theo.

- B sai vì khu giải phóng Việt Bắc đã được thành lập từ năm 1944. Hội nghị này chủ yếu tập trung vào việc thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân.

- C sai vì đội này đã được thành lập từ tháng 12-1944. Hội nghị này chủ yếu tập trung vào việc thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân.

Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì vào ngày 15-4-1945 đã quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang để tạo thành Việt Nam Giải phóng quân. Đây là bước quan trọng trong việc tổ chức lại các lực lượng kháng chiến nhằm tăng cường sức mạnh chiến đấu, chuẩn bị cho các hoạt động quân sự chống lại quân Nhật và chuẩn bị cho thời kỳ sau khi chiến tranh kết thúc. Việc thống nhất này giúp nâng cao tính đồng bộ và hiệu quả chiến đấu của các đơn vị vũ trang, đồng thời chuẩn bị cho việc lãnh đạo cuộc kháng chiến trong giai đoạn sắp tới.

* KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN

1. Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945)

a. Hoàn cảnh lịch sử:

* Thế giới

- Đầu 1945, Liên Xô đánh bại phát xít Đức, giải phóng các nước Trung và Đông Âu.

- Ở châu Á – Thái Bình Dương, Nhật thất bại nặng nề.

* Đông Dương: lực lượng Pháp theo phái Đờ Gôn chờ thời cơ phản công Nhật, mâu thuẫn Nhật - Pháp trở nên gay gắt => Tối 09/03/1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương.

⇒ Chủ trương của Đảng: Ngày 12/03/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành đông của chúng ta”, nhận định :

+ Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật.

+ Thay khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật – Pháp” bằng “Đánh đuổi phát xít Nhật”.

+ Hình thức đấu tranh: từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.

+ Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa.

b. Diễn biến khởi nghĩa từng phần

- Ở căn cứ địa Cao – Bắc – Lạng: Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân phối hợp với lực lượng chính trị của quần chúng đập tan chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng.

- Tại Bắc bộ và Trung Bộ, khẩu hiệu “phá kho thóc, giải quyết nạn đói” của Trung ương Đảng đã kịp thời đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân => tạo nên một phong trào đấu tranh sôi nổi, mạnh mẽ.

- Ở Quảng Ngãi, tù chính trị ở nhà lao Ba Tơ nổi dậy, lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa, giành chính quyền cách mạng (11/3/1945), tổ chức đội du kích Ba Tơ.

- Ở Nam Kì, phong đấu tranh của nhân dân phát triển mạnh, đặc biệt là ở Mĩ Tho và Hậu Giang.

c. Ý nghĩa:

- Đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, linh hoạt và sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Qua cao trào “Kháng Nhật, cứu nước”:

+ Đội ngũ cán bộ, đảng viên được thử thách, rèn luyện và ngày càng trưởng thành.

+ Lực lượng cách mạng quần chúng ở cả nông thôn và thành thị đều phát triển nhanh chóng.

+ Lực lượng địch suy yếu nghiêm trọng.

- Để lại nhiều bàu học khởi nghĩa quý báu cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

⇒ Cao trào “Kháng Nhật, cứu nước” là bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, tạo tiền đề trực tiếp cho sự bùng nổ, phát triển và giành thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

2. Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa.

- Tháng 4/1945, Hội nghị quân sự Bắc Kì được triệu tập ở Hiệp Hòa (Bắc Giang). Hội nghị đã quyết định:

+ Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân.

+ Phát triển hơn nữa lực lượng vũ trang và nửa vũ trang.

+ Tích cực phát triển chiến tranh du kích và xây dựng căn cứ địa kháng Nhật,...

- Ngày 16/4/1945, Ủy Ban dân tộc giải phóng Việt Nam và Ủy Ban Dân tộc giải phóng các cấp thành lập.

- 15/5/1945, Việt Nam cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân.

- 4/6/1945 thành lập Khu giải phóng Việt Bắc. Khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám  (1939 – 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Chỉ thị "Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" đã nhận định kẻ thù duy nhất và trước mắt của nhân dân Việt Nam 

Xem đáp án » 20/07/2024 222

Câu 2:

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), chính sách cơ bản mà thực dân Pháp thực hiện ở nước ta trên lĩnh vực thương nghiệp là gì?

Xem đáp án » 22/07/2024 216

Câu 3:

Lực lượng cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1936 - 1939 được phục hồi và gia tăng nhờ chính sách nào?

Xem đáp án » 21/07/2024 213

Câu 4:

Năm 1936, Đảng ta đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi là

Xem đáp án » 23/07/2024 201

Câu 5:

Hai khẩu hiệu ''Độc lập dân tộc'' và ''Ruộng đất dân cày'' được thể hiện rõ nét nhất trong thời kì cách mạng nào?

Xem đáp án » 14/07/2024 185

Câu 6:

Điểm mới căn bản giữa Hội nghị tháng 5/1941 so với Hội nghị tháng 11/1939 của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là

Xem đáp án » 06/12/2024 173

Câu 7:

Quốc dân Đại hội Tân Trào đã thông qua những quyết định nào?

Xem đáp án » 19/07/2024 160

Câu 8:

Thời cơ khách quan thuận lợi để Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu là

Xem đáp án » 29/09/2024 159

Câu 9:

Giai đoạn khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) của cách mạng nước ta còn được gọi là

Xem đáp án » 11/07/2024 154

Câu 10:

Hậu quả nghiêm trọng nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 để lại đối với xã hội Việt Nam là gì?

Xem đáp án » 19/07/2024 153

Câu 11:

Nét nổi bật của tình hình Việt Nam từ sau tháng 9/1940 là gì?

Xem đáp án » 22/11/2024 151

Câu 12:

Yếu tố nào tạo thời cơ thuận lợi để Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu?

Xem đáp án » 20/12/2024 150

Câu 13:

Yếu tố nào là nguyên nhân khách quan làm nên thành công của cách mạng tháng Tám?

Xem đáp án » 14/07/2024 140

Câu 14:

Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng trong thời kì 1936 -1939 là?

Xem đáp án » 23/07/2024 138

Câu 15:

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 7 - 1936 diễn ra ở đâu?

Xem đáp án » 13/07/2024 137

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »