Câu hỏi:
22/07/2024 13,803Hội nghị Ianta (2/1945) không đưa ra quyết định nào dưới đây?
A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
B. Phân chia phạm vi ảnh hưởng.
C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
D. Giải giáp quân Nhật ở Đông Dương.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Hội nghị Ianta (2/1945) không đưa ra quyết định giải giáp quân Nhật ở Đông Dương. Đây là quyết định của Hội nghị Pốtxđam.
D đúng
- A sai vì do các nhà lãnh đạo lớn của các cường quốc chiến thắng trong Chiến tranh Thế giới II như Mỹ, Anh và Liên Xô thảo luận và đồng ý nhằm duy trì hòa bình và ổn định thế giới sau chiến tranh.
- B sai vì hội nghị Ianta vào tháng 2 năm 1945 đã phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc Đồng Minh (Liên Xô, Mỹ, Anh) sau Chiến tranh thế giới II nhằm ổn định châu Âu và chia sẻ quyền kiểm soát vùng lãnh thổ và ảnh hưởng chính trị.
- C sai vì hội nghị Ianta vào tháng 2 năm 1945 quyết định tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít để ngăn chặn sự lan rộng lại của chủ nghĩa phát xít sau Chiến tranh thế giới II và đảm bảo ổn định chính trị và an ninh cho châu Âu.
*) Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta.
- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh.
- Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước phát xít chiến bại và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước chiến thắng.
* Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông nước Đức và phía Đông châu Âu (Đông Âu); vùng Tây nước Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ, Anh.
* Ở châu Á:
- Duy trì nguyên trạng Mông Cổ, trả lại cho Liên Xô vùng đất phía nam đảo Xa-kha-lin; trao trả cho Trung Quốc những đất đai đã bị Nhật chiếm đóng trước đây (Đài Loan, Mãn Châu...); thành lập Chính phủ liên hiệp dân tộc gồm Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Triều Tiên được công nhận là một quốc gia độc lập nhưng tạm thời quân đội Liên Xô và Mĩ chia nhau kiểm soát và đóng quân ở Bắc và Nam vĩ tuyến 38.
- Các vùng còn lại của châu Á (như Đông Nam Á, Nam Á...) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Giải SGK Lịch sử 12 Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đâu không phải là nội dung đường lối cải cách, mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978?
Câu 2:
Nguyên nhân quyết định dẫn đến thắng lợi của nhân dân Việt Nam và Lào trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc năm 1945 là gì?
Câu 3:
Điểm nào dưới đây thể hiện tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng (1927 - 1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc?
Câu 4:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930?
Câu 5:
Khó khăn lớn nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 là gì?
Câu 6:
Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm chung của trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta?
Câu 7:
Xuất phát từ lí do chủ yếu nào Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh có những sách lược đấu tranh mềm dẻo với kẻ thù, khi hòa hoãn với Pháp, khi hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc từ 2/9/1945 đến trước 19/12/1946?
Câu 8:
Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX thất bại do nguyên nhân chủ yếu nào?
Câu 9:
Ý nào dưới đây không phải là tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai đến quan hệ quốc tế?
Câu 10:
Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925, giai cấp nào tổ chức cuộc vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam?
Câu 11:
Hoại động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1921 - 1924 có ý nghĩa gì?
Câu 12:
Cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có điểm gì giống nhau?
Câu 13:
Trong các sự kiện sau đây, sự kiện nào không tác động vào việc làm xói mòn trật hai cực Ianta?
Câu 14:
Nguyên nhân chính nào khiến các nước Tây Âu có sự điều chỉnh đường lối đối ngoại từ những năm cuối thế kỉ XX đầu XXI?
Câu 15:
Tổ chức chính trị nào là đại diện tiêu biểu của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?