Câu hỏi:
25/10/2024 828Hoạt động kinh tế nào sau đây là thế mạnh ở vùng biển và thềm lục địa?
A. Chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm.
B. Làm muối và khai thác thủy sản.
C. Trồng cây lương thực, thực phẩm.
D. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Hoạt động kinh tế là thế mạnh ở vùng biển và thềm lục địa là Làm muối và khai thác thủy sản.
Ở vùng biển và thềm lục địa có nhiều loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, với trữ lượng tương đối lớn (tôm hùm, đồi mồi, yến sào,...), nghề làm muối có nhiều điều kiện để phát triển, nhất là vùng ven biển Nam Trung Bộ.
- Đông Nam Bộ là vùng trọng điểm, có thế mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong đó, Đồng Nai được mệnh danh là trung tâm chăn nuôi heo (lợn), gia cầm lớn nhất cả nước, với tổng đàn heo hơn 2,6 triệu con, tổng đàn gà 26 triệu con.
→ A sai.
- Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta hiện nay là: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
→ C sai.
-Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta là: Đông Nam Bộ.
→ D sai.
* Đặc điểm các khu vực địa hình
- Địa hình đồi núi ở Việt Nam được chia thành 4 khu vực là: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
- Khu vực Đông Bắc chủ yếu là núi thấp, có các cánh cung núi lớn và đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng. Địa hình nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam.
- Khu vực Tây Bắc chủ yếu là núi cao, có dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất Việt Nam với đỉnh núi Phan-xi-păng. Có các dãy núi cao chạy dọc biên giới Việt-Lào và các cao nguyên như: Tả Phìn, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu.
- Khu vực Trường Sơn Bắc chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, có khối núi đá vôi Kẻ Bàng và đỉnh núi Pu Xai Lai Leng.
- Khu vực Trường Sơn Nam có khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao đồ sộ với các đỉnh núi cao trên 2.000 m. Có các cao nguyên ba-dan xếp tầng với độ cao khác nhau.
- Địa hình đồng bằng phân bố ở phía đông và phía nam Việt Nam, bao gồm đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển miền Trung.
- Đồng bằng sông Hồng diện tích khoảng 15,000 km, bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Độ cao vùng trung tâm đồng bằng khoảng 2-4m. Có nhiều đồi núi sót, hệ thống đê sông chia cắt đồng bằng thành các ô trũng, và hệ thống đê biển ngăn nước mặn xâm nhập vào đồng bằng ven biển.
- Đồng bằng sông Cửu Long diện tích khoảng 40,000 km, bồi đắp chủ yếu bởi phù sa của sông Mê Công. Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Có nhiều ô trũng lớn, đầm lầy, chịu ảnh hưởng thường xuyên của thuỷ triều.
- Các đồng bằng ven biển miền Trung có tổng diện tích khoảng 15,000 km, hình thành chủ yếu do bồi đắp phù sa của biển. Có nhiều cồn cát lớn và đa phần đồng bằng nhỏ, hẹp ngang, dốc và bị chia cắt bởi các dãy núi hướng tây – đông. Một số đồng bằng có diện tích đáng kể ở các vùng cửa sông lớn.
3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa
- Địa hình bờ biển của nước ta đa dạng, bao gồm các hiện tượng bồi tụ, mài mòn và xói lở, tạo thành các bãi triều, vũng, vịnh, đầm, phá,...
- Thềm lục địa nước ta nông và mở rộng, đặc biệt ở Bắc Bộ và Nam Bộ, gây ra sự thay đổi địa hình bờ biển và tạo điều kiện cho việc mở rộng diện tích lãnh thổ đất liền.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Địa hình nước ta có tính chất phân bậc khá rõ rệt. Điều này được thể hiện thông qua việc
Câu 3:
“Cao nguyên badan xếp tầng” phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi nào của nước ta?
Câu 4:
Vùng biển và thềm lục địa ở nước ta có thế mạnh nào sau đây để phát triển giao thông vận tải biển?
Câu 5:
Tính nhiệt đới của thiên nhiên nước ta được bảo toàn trên phần lớn diện tích lãnh thổ do địa hình nước ta chủ yếu là
Câu 6:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm chung của địa hình nước ta?
Câu 10:
Nước mưa hòa tan với đá vôi tạo nên dạng địa hình đặc trưng nào sau đây?
Câu 13:
Vai trò chủ yếu của hệ thống kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long là
Câu 14:
Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn nào dưới đây?