Câu hỏi:
21/07/2024 214
Hãy viết một bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Hãy viết một bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Trả lời:
1. Mở bài
- Quan niệm sống của nhân dân lao động trong việc đánh giá con người, đồ vật được thể hiện qua câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".
2. Thân bài
* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
- Một vật dụng được làm bằng gỗ, thì chất lượng gỗ quan trọng hơn nước sơn. Gỗ: chất lượng (của đồ vật) hoặc chỉ bản chất bên trong (của con người); Nước sơn: hình thức bên ngoài.
- Khẳng định nội dung bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài và nội dung quyết định hình thức.
* Bình luận:
- Ý nghĩa câu tục ngữ là hoàn toàn đúng vì: Đồ vật làm bằng gỗ tốt sẽ dùng được lâu. Đồ vật làm bằng gỗ xấu thì mau hư mục, cho dù được sơn phết đẹp đẽ.
- Đánh giá con người nên coi trọng nội dung bên trong (bản chất) hơn là hình thức bên ngoài vì:
+ Con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa (dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ, tác phong...) thì giá trị càng tăng.
+ Con người dù có hình thức bên ngoài đẹp đẽ (tốt mã) mà trình độ, năng lực kém cỏi, tư cách không tốt thì cũng chỉ là loại người vô dụng.
- Quan điểm về việc đánh giá con người:
+ Đánh giá qua phẩm chất đạo đức, năng lực
+ Khách quan và sáng suốt khi nhận định mối tương quan giữa nội dung và hình thức.
3. Kết thúc vấn đề:
- Khẳng định cách đánh giá trên là đúng.
- Câu tục ngữ là một lời khuyên sáng suốt và thiết thực trong việc đánh giá sự vật và con người.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đoạn thơ gợi cho em những tình cảm gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người? Hãy trình bày thành đoạn văn.
Câu 2:
Xác định 2 biện pháp tu từ chính được tác giả sử dụng trong đoạn thơ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng?
Xác định 2 biện pháp tu từ chính được tác giả sử dụng trong đoạn thơ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng?
Câu 3:
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Hãy chỉ ra thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)