Câu hỏi:
20/07/2024 353
Hãy sưu tầm những câu chuyện về đơn vị, cá nhân bắn rơi máy bay, bắt sống giặc lái trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta và chia sẻ với các bạn.
Trả lời:
Lời giải:
(*) Tham khảo: câu chuyện “O du kích Nguyễn Thị Kim Lai bắt sống phi công Mỹ”
Tháng 9-1965, máy bay Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc, cùng với Ngã ba Ðồng Lộc thì Hương Khê (Hà Tĩnh) cũng trở thành mục tiêu phá hoại. Sáng 20-9, khi một chiếc máy bay của Mỹ đang bắn phá cầu Lộc Yên thì bị trúng đạn bốc cháy, phi công đã nhảy dù xuống vùng rừng núi Hương Khê ẩn nấp.
Ðể giải cứu phi công , Mỹ đã huy động 3 trực thăng chở lính đến tìm kiếm. Một trong số 3 trực thăng này tiếp tục trúng đạn từ dân quân nông trường khiến 3 phi công Mỹ phải nhảy dù thoát thân. Nhận được mệnh lệnh bắt sống phi công, quân và dân Hương Khê đã hò nhau rầm rập chạy lên núi, quyết không để cho kẻ thù trốn thoát.
Nguyễn Thị Kim Lai là con út trong gia đình có 4 anh chị em ở xã Phú Phong, lúc bấy giờ vừa tròn 17 tuổi, tốt nghiệp xong lớp 7 đã tự mình xung phong gia nhập đội dân quân tự vệ xã, tham gia trực chiến, đào hầm công sự. Xảy ra sự kiện máy bay Mỹ rơi, O Lai được cấp cho một khẩu súng trường để đi tìm nhóm phi công Mỹ.
- 9 giờ sáng ngày 21/9/1965, tại một cánh rừng thuộc địa phận xã Hương Trà, o Lai phát hiện ra phi công William Andrew Robinson đang co ro núp mình trong một hốc đá, vẻ rúm ró, sợ hãi. Ban đầu, o Lai cũng hơi sợ khi nhìn thấy phi công này rất to cao. Sau khi trấn tĩnh, Lai bắn 3 phát chỉ thiên, thấy vậy, William Andrew Robinson liền giơ tay đầu hàng và bước ra khỏi chỗ nấp. Nghe tiếng súng, nhiều người chạy đến hỗ trợ, khống chế và áp giải William Andrew Robinson về giao cho Huyện đội.
Sau sự kiện nói trên, Nguyễn Thị Kim Lai được phong chức Xã đội phó, nhưng O Lai đã xung phong vào chiến trường làm y tá, công tác tại một đội quân y ở chiến trường Quảng Trị. Năm 1969, sau khi bị sức ép từ bom đạn, O Lai bị thương nặng nên được đưa ra Bắc, công tác tại Viện Ðông Y Hà Tĩnh cho đến ngày nghỉ hưu. Trong khi đó, phi công William Andrew Robinson bị bắt làm tù binh, bị giam giữ 2.703 ngày, đến tháng 12-1973 được trả về nước.
Bức ảnh “O du kích nhỏ giương cao súng” do nhà báo Phạm Thoan chụp năm 1965
(o du kích Nguyễn Thị Kim Lai và phi công Mỹ William Andrew Robinson)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khi có thông báo, báo động (bằng loa, kèn, kẻng,...) về máy bay địch ném bom, em sẽ hành động như thế nào?
Câu 2:
Tháng 12/1972, Mỹ sử dụng máy bay B-52 đánh phá mãnh liệt vào Hà Nội (Hình 5.1). Khi đó, người dân thường nghe thấy trên loa truyền thanh phát ra thông báo: “... máy bay địch cách Hà Nội 70 km, đồng bào chú ý! Máy bay địch cách Hà Nội 50 km...”.
Theo em, khi nghe thấy thông báo trên, người dân sẽ làm gì?
Tháng 12/1972, Mỹ sử dụng máy bay B-52 đánh phá mãnh liệt vào Hà Nội (Hình 5.1). Khi đó, người dân thường nghe thấy trên loa truyền thanh phát ra thông báo: “... máy bay địch cách Hà Nội 70 km, đồng bào chú ý! Máy bay địch cách Hà Nội 50 km...”.
Theo em, khi nghe thấy thông báo trên, người dân sẽ làm gì?
Câu 3:
Em không đồng ý với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Phòng không nhân dân chỉ có ý nghĩa và được tổ chức thực hiện trong thời chiến.
b) Phòng không nhân dân nhằm bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân.
c) Thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân lấy bộ đội Phòng không - Không quân làm nòng cốt.
d) Địa bàn phòng không nhân dân chỉ được xác định ở những vị trí trọng yếu trong hệ thống phòng thủ cấp tỉnh.
Em không đồng ý với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Phòng không nhân dân chỉ có ý nghĩa và được tổ chức thực hiện trong thời chiến.
b) Phòng không nhân dân nhằm bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân.
c) Thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân lấy bộ đội Phòng không - Không quân làm nòng cốt.
d) Địa bàn phòng không nhân dân chỉ được xác định ở những vị trí trọng yếu trong hệ thống phòng thủ cấp tỉnh.
Câu 4:
Sau khi được tuyên truyền về phòng không nhân dân, các bạn trong lớp tranh luận về mục tiêu, thủ đoạn đánh phá đường không của địch và có một số ý kiến như sau:
Ý kiến 1: Địch tiến công đường không chủ yếu vào các mục tiêu quân sự, nhằm tiêu diệt và phá huỷ phương tiện chiến đấu của ta.
Ý kiến 2: Hoả lực phòng không của địch tập trung đánh phá vào các cơ quan của Đảng và Nhà nước.
Ý kiến 3: Địch sẽ giành quyền làm chủ trên biển và tiến công hoả lực đường không vào đất liền.
Em đồng ý với ý kiến nào ở trên? Vì sao?
Sau khi được tuyên truyền về phòng không nhân dân, các bạn trong lớp tranh luận về mục tiêu, thủ đoạn đánh phá đường không của địch và có một số ý kiến như sau:
Ý kiến 1: Địch tiến công đường không chủ yếu vào các mục tiêu quân sự, nhằm tiêu diệt và phá huỷ phương tiện chiến đấu của ta.
Ý kiến 2: Hoả lực phòng không của địch tập trung đánh phá vào các cơ quan của Đảng và Nhà nước.
Ý kiến 3: Địch sẽ giành quyền làm chủ trên biển và tiến công hoả lực đường không vào đất liền.
Em đồng ý với ý kiến nào ở trên? Vì sao?
Câu 5:
Địch thường tập trung đánh phá đường không vào những mục tiêu nào? Thủ đoạn ra sao?
Câu 6:
Cho biết vị trí, chức năng và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của phòng không nhân dân.
Câu 7:
Có quan điểm cho rằng: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện phòng không nhân dân chỉ dành cho bộ đội và dân quân tự vệ.
Ý kiến của em về quan điểm đó như thế nào?
Có quan điểm cho rằng: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện phòng không nhân dân chỉ dành cho bộ đội và dân quân tự vệ.
Ý kiến của em về quan điểm đó như thế nào?