Câu hỏi:
20/07/2024 314
Giá trị nhân đạo của thơ chữ Hán Nguyễn Du thể hiện ở những điểm nào?
Giá trị nhân đạo của thơ chữ Hán Nguyễn Du thể hiện ở những điểm nào?
Trả lời:
Giá trị nhân đạo của thơ chữ Hán Nguyễn Du thể hiện qua những nội dung cơ bản sau:
– Lòng thương người: Thương những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc (ca nữ đất La Thành, người gảy đàn đất Long Thành, nàng Tiểu Thanh,...); thương những người nghèo khổ (ông già mù hát rong, mẹ con người ăn xin,...); thương những người có tài năng, nhân cách mà cuộc đời bi kịch (Khuất Nguyên, Đỗ Phủ,...),
– Trân trọng đề cao cái đẹp, tài năng, nhân cách (sắc đẹp và văn chương của Tiểu Thanh; tài văn chương và nhân cách của Khuất Nguyên, Đỗ Phủ; tài năng và khí tiết của Tống Nhạc Phi,...).
– Lòng tự thương mình: tài năng mà bi kịch, hoài bão không được thực hiện, có đơn, bơ vơ trước cuộc đời,… Lòng tự thương là biểu hiện của ý thức về cá nhân, the hiện tình cảm, tư tưởng nhân đạo sâu sắc.
Giá trị nhân đạo của thơ chữ Hán Nguyễn Du thể hiện qua những nội dung cơ bản sau:
– Lòng thương người: Thương những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc (ca nữ đất La Thành, người gảy đàn đất Long Thành, nàng Tiểu Thanh,...); thương những người nghèo khổ (ông già mù hát rong, mẹ con người ăn xin,...); thương những người có tài năng, nhân cách mà cuộc đời bi kịch (Khuất Nguyên, Đỗ Phủ,...),
– Trân trọng đề cao cái đẹp, tài năng, nhân cách (sắc đẹp và văn chương của Tiểu Thanh; tài văn chương và nhân cách của Khuất Nguyên, Đỗ Phủ; tài năng và khí tiết của Tống Nhạc Phi,...).
– Lòng tự thương mình: tài năng mà bi kịch, hoài bão không được thực hiện, có đơn, bơ vơ trước cuộc đời,… Lòng tự thương là biểu hiện của ý thức về cá nhân, the hiện tình cảm, tư tưởng nhân đạo sâu sắc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Nguyễn Du: Một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn
(Trích)
Trong vô số những nạn nhân của cuộc đời cũ, Nguyễn Du đặc biệt trân trọng và xót thương những người có tài có sắc. Với Nguyễn Du, họ là những hình ảnh tập trung
về số kiếp bi đát của con người trong một cuộc đời bế tắc. Ngòi bút của Nguyễn Du đã gợi lên khá nhiều những hình ảnh như vậy. Tiêu biểu nhất là hình ảnh Thuý Kiều.
Thuý Kiều là một người tài sắc tuyệt vời. Nhưng nói có tài có sắc ở đây chung quy lại cũng là nói có tình. Bởi vì cái tài của Kiều, cụ thể là tiếng đàn của Kiều, cái sắc của Kiều, cụ thể là cái vẻ mặn mà nồng thắm, trước hết là biểu hiện cái tình. Kiều không phải là người có thể dửng dưng trước mọi việc ở đời mà là người hay động lòng, suy nghĩ. Trong cảnh chơi xuân nô nức, dễ mấy ai để ý đến một nấm mồ vô chủ. Nhưng Kiều để ý, hỏi han, thắp hương, khấn vái và thương xót không nỡ dời chân. Đến khi nàng yêu thì đó cũng là một thứ tình yêu đắm say, mãnh liệt:
Tình trong như đã mặt ngoài còn e
Chập chờn cơn tỉnh, cơn mê
Yêu nhau, nàng chủ động xây dựng hạnh phúc với người yêu. Gót chân nàng “thoăn thoắt” đi sang nhà Kim Trọng, cái hình ảnh nàng “Xăm xăm băng nẻo vườn khuya một mình” bây giờ đây vẫn còn có thể làm cho một số người ngơ ngác, phân vân. Nhưng thiết tha với hạnh phúc của mình, nàng lại càng thiết tha hơn nữa với hạnh phúc của người. Trước cái nguy cha, em bị bắt, bị đánh đập, có thể bị đánh đập đến chết, nàng không chút ngần ngại, nàng dứt khoát hi sinh:
Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha
Ai không mong cho một con người như vậy được hưởng hạnh phúc? Nhưng hạnh phúc nàng toan nắm được trong tay thì cuộc đời cướp mất. Bị đày đoạ vào những cảnh vô cùng ô nhục, giữa vòng vây trùng trùng điệp điệp của một xã hội bất nhân, nàng vẫn cố vùng dậy, cố làm chủ lấy đời mình. Nhưng mỗi lần nàng cố cất đầu ra khỏi bùn nhơ là một lần lại bị dúi xuống, bị đạp xuống sâu hơn một tầng nữa. Mà nào nàng có mơ ước chuyện gì cao xa đâu. Cái mơ ước của nàng có khi thật bé nhỏ, thảm hại. Nàng tính tới, tính lui, thậm chí chịu tra tấn đến cực hình để được yên thân làm một người vợ lẽ. Thế mà rồi cũng không xong. Tất cả những cổ gắng, những mơ ước lớn nhỏ của nàng đều tan ra như mây khói. Đời nàng không chỉ là một tấn bi kịch mà là một chuỗi dài những bi kịch kế tiếp nhau. Có lúc nàng đã thấy mỏi nhưng rồi nàng lại gắng gượng. Cứ thế cho đến lúc sau bao nhiêu lần bị vùi dập và trước cảnh bị vùi dập một lần cuối cùng, bất ngờ và đau đớn hơn lần nào hết, nàng thấy mỏi mệt vô cùng, không còn có sức nào cưỡng lại nữa. Lúc đó là lúc Từ Hải chết. Đành rằng về sau còn có cảnh đoàn viên. Nhưng một đôi trai gái gặp nhau, yêu nhau giữa lúc đang tuổi thanh xuân, thế rồi xa nhau mười lăm năm trời. Đến khi gặp lại nhau thì người đã có vợ có con, người đã thân tàn hoa tạ. Nàng vui làm sao cho được?
Đời Kiều là một tấm gương oan khổ, một câu chuyện thê thảm về vận mệnh con người trong xã hội cũ. Dựng lên một con người, một cuộc đời như vậy là một cách Nguyễn Du phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề của thời đại. Lời phát biểu ấy trước hết là một tiếng kêu thương. Một tiếng kêu não nùng, đau đớn, suốt trong quyển truyện không lúc nào không văng vẳng bên tai.
Tiếng kêu thương ấy, Nguyễn Du đã gửi vào thân thế một người đàn bà vì cái ách của xã hội cũ đối với người đàn bà đặc biệt nặng nề, cay nghiệt. Nhưng nói đến một người đàn bà mà thực ra Nguyễn Du đã nói giùm nỗi niềm cho tất cả những người bị đày đoạ. Chính vì vậy mà trong hơn một trăm năm qua, hàng trăm vạn người đã xem Truyện Kiều là chuyện của mình và mượn lời thơ của Nguyễn Du làm một tiếng than bị thiết.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Câu thơ ấy, đúng như anh Tố Hữu nói: “còn đọng nỗi đau nhân tình”. Nỗi đau của hàng vạn kiếp sống lầm than, cơ cực.
(Hoài Thanh, Tạp chí Văn học, số 11, năm 1965)
a) Đoạn trích Nguyễn Du: Một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn thuộc kiểu văn bản nào sau đây:
A. Thông tin tổng hợp
B. Nghị luận xã hội
C. Bản tin
D. Nghị luận văn học
b) Xác định đoạn chủ đề của văn bản, từ đó nêu lên nội dung chính của văn bản trích Nguyễn Du: Một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn.
c) Nêu trình tự lập luận của văn bản và mối quan hệ giữa các ý trong văn bản.
d) Cảm nhận của em về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua văn bản trích Nguyễn Du: Một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Nguyễn Du: Một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn
(Trích)
Trong vô số những nạn nhân của cuộc đời cũ, Nguyễn Du đặc biệt trân trọng và xót thương những người có tài có sắc. Với Nguyễn Du, họ là những hình ảnh tập trung
về số kiếp bi đát của con người trong một cuộc đời bế tắc. Ngòi bút của Nguyễn Du đã gợi lên khá nhiều những hình ảnh như vậy. Tiêu biểu nhất là hình ảnh Thuý Kiều.
Thuý Kiều là một người tài sắc tuyệt vời. Nhưng nói có tài có sắc ở đây chung quy lại cũng là nói có tình. Bởi vì cái tài của Kiều, cụ thể là tiếng đàn của Kiều, cái sắc của Kiều, cụ thể là cái vẻ mặn mà nồng thắm, trước hết là biểu hiện cái tình. Kiều không phải là người có thể dửng dưng trước mọi việc ở đời mà là người hay động lòng, suy nghĩ. Trong cảnh chơi xuân nô nức, dễ mấy ai để ý đến một nấm mồ vô chủ. Nhưng Kiều để ý, hỏi han, thắp hương, khấn vái và thương xót không nỡ dời chân. Đến khi nàng yêu thì đó cũng là một thứ tình yêu đắm say, mãnh liệt:
Tình trong như đã mặt ngoài còn e
Chập chờn cơn tỉnh, cơn mê
Yêu nhau, nàng chủ động xây dựng hạnh phúc với người yêu. Gót chân nàng “thoăn thoắt” đi sang nhà Kim Trọng, cái hình ảnh nàng “Xăm xăm băng nẻo vườn khuya một mình” bây giờ đây vẫn còn có thể làm cho một số người ngơ ngác, phân vân. Nhưng thiết tha với hạnh phúc của mình, nàng lại càng thiết tha hơn nữa với hạnh phúc của người. Trước cái nguy cha, em bị bắt, bị đánh đập, có thể bị đánh đập đến chết, nàng không chút ngần ngại, nàng dứt khoát hi sinh:
Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha
Ai không mong cho một con người như vậy được hưởng hạnh phúc? Nhưng hạnh phúc nàng toan nắm được trong tay thì cuộc đời cướp mất. Bị đày đoạ vào những cảnh vô cùng ô nhục, giữa vòng vây trùng trùng điệp điệp của một xã hội bất nhân, nàng vẫn cố vùng dậy, cố làm chủ lấy đời mình. Nhưng mỗi lần nàng cố cất đầu ra khỏi bùn nhơ là một lần lại bị dúi xuống, bị đạp xuống sâu hơn một tầng nữa. Mà nào nàng có mơ ước chuyện gì cao xa đâu. Cái mơ ước của nàng có khi thật bé nhỏ, thảm hại. Nàng tính tới, tính lui, thậm chí chịu tra tấn đến cực hình để được yên thân làm một người vợ lẽ. Thế mà rồi cũng không xong. Tất cả những cổ gắng, những mơ ước lớn nhỏ của nàng đều tan ra như mây khói. Đời nàng không chỉ là một tấn bi kịch mà là một chuỗi dài những bi kịch kế tiếp nhau. Có lúc nàng đã thấy mỏi nhưng rồi nàng lại gắng gượng. Cứ thế cho đến lúc sau bao nhiêu lần bị vùi dập và trước cảnh bị vùi dập một lần cuối cùng, bất ngờ và đau đớn hơn lần nào hết, nàng thấy mỏi mệt vô cùng, không còn có sức nào cưỡng lại nữa. Lúc đó là lúc Từ Hải chết. Đành rằng về sau còn có cảnh đoàn viên. Nhưng một đôi trai gái gặp nhau, yêu nhau giữa lúc đang tuổi thanh xuân, thế rồi xa nhau mười lăm năm trời. Đến khi gặp lại nhau thì người đã có vợ có con, người đã thân tàn hoa tạ. Nàng vui làm sao cho được?
Đời Kiều là một tấm gương oan khổ, một câu chuyện thê thảm về vận mệnh con người trong xã hội cũ. Dựng lên một con người, một cuộc đời như vậy là một cách Nguyễn Du phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề của thời đại. Lời phát biểu ấy trước hết là một tiếng kêu thương. Một tiếng kêu não nùng, đau đớn, suốt trong quyển truyện không lúc nào không văng vẳng bên tai.
Tiếng kêu thương ấy, Nguyễn Du đã gửi vào thân thế một người đàn bà vì cái ách của xã hội cũ đối với người đàn bà đặc biệt nặng nề, cay nghiệt. Nhưng nói đến một người đàn bà mà thực ra Nguyễn Du đã nói giùm nỗi niềm cho tất cả những người bị đày đoạ. Chính vì vậy mà trong hơn một trăm năm qua, hàng trăm vạn người đã xem Truyện Kiều là chuyện của mình và mượn lời thơ của Nguyễn Du làm một tiếng than bị thiết.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Câu thơ ấy, đúng như anh Tố Hữu nói: “còn đọng nỗi đau nhân tình”. Nỗi đau của hàng vạn kiếp sống lầm than, cơ cực.
(Hoài Thanh, Tạp chí Văn học, số 11, năm 1965)
a) Đoạn trích Nguyễn Du: Một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn thuộc kiểu văn bản nào sau đây:
A. Thông tin tổng hợp
B. Nghị luận xã hội
C. Bản tin
D. Nghị luận văn học
b) Xác định đoạn chủ đề của văn bản, từ đó nêu lên nội dung chính của văn bản trích Nguyễn Du: Một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn.
c) Nêu trình tự lập luận của văn bản và mối quan hệ giữa các ý trong văn bản.
d) Cảm nhận của em về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua văn bản trích Nguyễn Du: Một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn.
Câu 2:
Giá trị hiện thực trong các tác phẩm của Nguyễn Du thể hiện ở những điểm nào?
Giá trị hiện thực trong các tác phẩm của Nguyễn Du thể hiện ở những điểm nào?
Câu 3:
Dựa vào văn bản Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp, em hãy nêu lên những điểm nổi bật về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác của ông.
Dựa vào văn bản Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp, em hãy nêu lên những điểm nổi bật về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác của ông.
Câu 4:
Những khát vọng nào của con người trong xã hội trước đây được thể hiện qua Truyện Kiều?
Những khát vọng nào của con người trong xã hội trước đây được thể hiện qua Truyện Kiều?
Câu 5:
Phân tích sự tiếp nối truyện thơ Nôm và những sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều qua nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Phân tích sự tiếp nối truyện thơ Nôm và những sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều qua nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Câu 6:
Tìm một số câu thơ trong Truyện Kiều hiện vẫn được sử dụng trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của cuộc sống hôm nay.
Tìm một số câu thơ trong Truyện Kiều hiện vẫn được sử dụng trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của cuộc sống hôm nay.
Câu 7:
Theo em, vì sao Hoài Thanh nhận định “Đời Kiều là một tấm gương oan khổ”?
Theo em, vì sao Hoài Thanh nhận định “Đời Kiều là một tấm gương oan khổ”?