Câu hỏi:

18/07/2024 66

Em hãy nhận xét việc làm của doanh nhân Bạch Thái Bưởi, Công ty T và Công ty D trong các thông tin, trường hợp trên. Những việc làm đó ảnh hưởng như thế nào đến người sản xuất, người tiêu dùng và xã hội?

Em hãy nhận xét việc làm của doanh nhân Bạch Thái Bưởi, Công ty T và Công ty D trong các thông tin, trường hợp trên. Những việc làm đó ảnh hưởng như thế nào đến người sản xuất, người tiêu dùng và xã hội? (ảnh 1)

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Phân tích đoạn thông tin về doanh nhân Bạch Thái Bưởi:

- Nhận xét: Sự thành công của doanh nhân Bạch Thái Bưởi không chỉ đến từ: tầm nhìn chiến lược nhạy bén và năng lực kinh doanh xuất sắc; mà còn đến từ sự mẫu mực, đạo đức kinh doanh. Điều này được thể hiện qua các chi tiết, như:

+ Trong quá trình kinh doanh, Bạch Thái Bưởi luôn đặt “chữ tín” lên hàng đầu, ông tâm niệm “Tiền mất có thể tìm lại được, chữ tín mất đi là hỏng việc lớn sau này”.

+ Trong công việc, Bạch Thái Bưởi tỏ ra rất khắc nghiệt khi nghiệm thu sản phẩm, nhằm tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

+ Bạch Thái Bưởi luôn tin tưởng và đãi ngộ tốt đối với các cộng sự và nhân viên.

+ Cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ thông qua việc: vận dụng tinh thần yêu nước, khai thác tinh thần tự tôn dân tộc.

- Ảnh hưởng:

+ Việc kinh doanh có đạo đức đã giúp cho Bạch Thái Bưởi: nâng cao uy tín; làm hài lòng khách hàng; có được sự tận tụy, trung thành của đội ngũ nhân viên,… từ đó, hoạt động kinh doanh của ông đã chiến thắng được các đối thủ khác.

+ Đối với người tiêu dùng, hoạt động kinh doanh có đạo đức của Bạch Thái Bưởi giúp cho họ: có thể an tâm sử dụng sản phẩm; đồng thời tăng thêm sự tự hào về sản phẩm và thương hiệu của người Việt.

+ Đối với xã hội, hoạt động kinh doanh có đạo đức của Bạch Thái Bưởi đã góp phần tạo dựng môi trường và các quan hệ xã hội lành mạnh, văn minh.

Phân tích trường hợp 1

- Nhận xét: Công ty T luôn giữ vững các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này được thể hiện qua việc:

+ Đặt lợi ích và yêu cầu của khách hàng lên hàng đầu;

+ Tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao.

- Ảnh hưởng:

+ Việc kinh doanh có đạo đức đã đem đến cho công ty T nhiều lợi ích, như: nâng cao uy tín, danh tiếng của công ty được lan toả rộng rãi trên thị trường trong và ngoài nước; nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng; nhận được nhiều giải thưởng uy tín của quốc gia và quốc tế.

+ Đối với người tiêu dùng, hoạt động kinh doanh có đạo đức của công ty T giúp cho họ có thể an tâm sử dụng sản phẩm.

+ Đối với xã hội, hoạt động kinh doanh có đạo đức của công ty T đã góp phần tạo dựng môi trường và các quan hệ xã hội lành mạnh, văn minh.

Phân tích trường hợp 2

- Nhận xét: Công ty D đã vi phạm pháp luật và không có đạo đức trong kinh doanh. Điều này được thể hiện qua việc: công ty D đã xả thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lí ra môi trường.

- Ảnh hưởng:

+ Đối với công ty D, hành vi kinh doanh thiếu đạo đức tuy giúp họ tiết kiệm một phần chi phí sản xuất nhưng cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ví dụ như: mất uy tín trong mắt khách hàng; phải chịu các hình thức xử lí từ phía cơ quan nhà nước,…

+ Đối với người tiêu dùng, hành vi kinh doanh thiếu đạo đức của công ty D khiến họ bị mất niềm tin vào doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

+ Đối với xã hội, hành vi kinh doanh thiếu đạo đức của công ty D đã làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường…

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Em hãy sưu tầm một tấm gương doanh nhân tiêu biểu, cho biết những phẩm chất đạo đức kinh doanh của nhân vật đó và chia sẻ điều em có thể học tập, vận dụng đối với bản thân

Xem đáp án » 18/07/2024 109

Câu 2:

Em hãy chỉ ra những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp B và nhận xét về việc làm của anh P trong tình huống sau:

Tình huống. Anh P có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh và có kinh nghiệm ba năm làm trợ lí giám đốc ở nước ngoài. Vừa về nước, anh được bố giao quyền điều hành doanh nghiệp B. Anh biết doanh nghiệp này từng bị xử phạt về vệ sinh an toàn thực phẩm và đang gặp rất nhiều khó khăn vì đánh mất niềm tin của người tiêu dùng, cũng như các đối tác. Sau một thời gian đấu tranh với các quan điểm kinh doanh không phù hợp của ban giám đốc, anh từng bước tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng bằng các sản phẩm chất lượng, đúng cam kết. Ngoài ra, anh chú trọng thu hút nhân viên với các chính sách đãi ngộ và học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác. Năm năm sau, doanh nghiệp B phát triển lớn mạnh và được đề cử giải thưởng “Doanh nghiệp hội nhập và phát triển” của tỉnh nhà. Phóng viên C của một tờ báo uy tín trong tỉnh tìm gặp và phỏng vấn anh P về nền tảng giúp doanh nghiệp từng mất uy tín trong kinh tế thị trường vươn lên thành công, anh P chia sẻ doanh nghiệp đã thực hiện việc đổi mới quan niệm kinh doanh theo hướng trung thực, giữ chữ tín về chất lượng sản phẩm và các đơn hàng. Anh biết cách dựa vào nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng đề chủ động đổi mới và sáng tạo các sản phẩm phù hợp. Doanh nghiệp cũng đối xử bình đẳng và đảm bảo các quyền lợi của người lao động và của các đối tác kinh doanh.

Xem đáp án » 21/07/2024 101

Câu 3:

Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp chỉ cần giữ gìn tính trung thực trong các hoạt động kinh tế.

b. Nhà kinh doanh trung thực, có trách nhiệm và luôn bảo đảm chất lượng sản phẩm sẽ được khách hàng đánh giá cao, doanh thu doanh nghiệp tăng lên.

c. Giữ gìn đạo đức trong kinh doanh sẽ duy trì và hoàn thiện thái độ, hành vi của nhà kinh doanh theo hướng đúng đắn, tốt đẹp, có lợi cho người tiêu dùng và xã hội.

d. Đạo đức kinh doanh giúp thay đổi thái độ, điều chỉnh hành vi theo hướng có lợi cho nhà kinh doanh.

Xem đáp án » 22/07/2024 91

Câu 4:

Hãy chia sẻ hiểu biết của em về nội dung các câu dưới đây:

- Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi.

- Phải thì mua, vừa thì bán.

Xem đáp án » 18/07/2024 89

Câu 5:

Em hãy nhận xét việc làm của doanh nghiệp M và chỉ ra các biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong trường hợp sau:

Trường hợp. Từ khi khởi nghiệp, doanh nghiệp M đã xuất phát từ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để chủ động đổi mới và sáng tạo trong việc tạo ra nhiều loại sản phẩm độc đáo, có chất lượng. Người tiêu dùng ngày càng tin tưởng vào các sản phẩm của doanh nghiệp, thị phần được mở rộng, năng lực cạnh tranh cùng danh tiếng của doanh nghiệp từng bước nâng cao. Đồng thời, doanh nghiệp cũng ngày càng chú trọng phát triển quan hệ, hỗ trợ cộng đồng với những việc làm có ý nghĩa thiết thực.

Xem đáp án » 21/07/2024 79

Câu 6:

Em hãy chỉ rõ vai trò của đạo đức kinh doanh trong các trường hợp sau:

- Trường hợp a. Bà K là giám đốc của một công ty thời trang lớn. Trong việc quản lí, bà biết thông cảm với những sai sót của nhân viên, hướng dẫn họ cách khắc phục. Những nhân viên có sáng kiến tốt, giúp tăng năng suất lao động đều nhận được khen thưởng theo chế độ đãi ngộ công minh, bình đẳng. Bà K cũng thường xuyên quan tâm, hỗ trợ những gia đình công nhân, nhân viên gặp khó khăn trong cuộc sống. Do vậy, đội ngũ công nhân viên luôn gắn bó và hết lòng cống hiến cho công ty.

- Trường hợp b. Anh Q, Giám đốc Công ty A là một doanh nhân bản lĩnh. Với kinh nghiệm thương trường dày dặn, anh đã xác lập được mối quan hệ rộng rãi, uy tín với nhiều đối tác quan trọng. Các đối tác rất hài lòng với phong cách làm việc vừa quyết đoán, vừa linh hoạt, mềm dẻo của anh. Anh Q luôn duy trì quan hệ vừa hợp tác cùng có lợi, vừa kiên quyết cạnh tranh lành mạnh để bảo vệ các nhãn hiệu, thương hiệu với chất lượng độc đáo của công ty. Do vậy, danh tiếng và năng lực cạnh tranh của công ty luôn giữ vững trên thị trường trong và ngoài nước.

Xem đáp án » 19/07/2024 72

Câu 7:

Theo em, người kinh doanh cần có những phẩm chất gì?

Xem đáp án » 22/07/2024 62

Câu 8:

- Em hãy xác định các hành vi, việc làm phù hợp/ chưa phù hợp với đạo đức kinh doanh trong các trường hợp trên.

- Em hãy kể thêm các biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh và lấy ví dụ minh hoạ.

- Em hãy liệt kê các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh và đề xuất cách xử lí của em đối với hành vi đó.

- Em hãy xác định các hành vi, việc làm phù hợp/ chưa phù hợp với đạo đức kinh doanh trong các trường hợp trên. - Em hãy kể thêm các biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh và lấy ví dụ minh hoạ.  (ảnh 1)

Xem đáp án » 18/07/2024 59

Câu 9:

Em hiểu thế nào là đạo đức kinh doanh? Đạo đức kinh doanh có vai trò gì?

Xem đáp án » 18/07/2024 53

Câu 10:

Em hãy nhận xét việc làm và đưa ra lời khuyên cho bà B và ông T trong các trường hợp sau:

- Trường hợp a. Bà B là chủ cửa hàng kinh doanh hải sản. Để bảo quản mực, tôm không bị hư hỏng và bán được lâu, bà đã ngâm những thực phẩm này vào chậu nước có chứa hoá chất. Theo bà, nếu dùng ít hoá chất sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

- Trường hợp b. Doanh nghiệp A có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm. Gần đây, Ông T - giám đốc mới đã giảm lương nhân viên và cắt giảm các chế độ đãi ngộ khiến nhiều nhân viên than phiền. Nhiều nhân viên đã viết đơn xin nghỉ việc khiến ông T rất lo lắng.

Xem đáp án » 18/07/2024 52