Câu hỏi:

18/07/2024 91

- Em hãy cho biết, việc xuất khẩu gạo sang các nước trên thế giới đã đem lại những lợi ích gì cho nền kinh tế nước ta?

- Theo em, cạnh tranh có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế?

Thông tin. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan và của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), xét theo kim ngạch xuất khẩu, kể từ năm 2001, Việt Nam là một trong số ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Trong năm 2020, sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm 12,75% thị phần xuất khẩu gạo thế giới, đứng sau Ấn Độ (35,61%) và Thái Lan (15,1%). Việt Nam đã mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đã và đang giúp gạo Việt Nam được biết đến nhiều hơn, góp phần gia tăng giá trị cho gạo Việt Nam.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

- Yêu cầu số 1: việc xuất khẩu gạo sang các nước trên thế giới đã đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể là:

+ Mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giúp mặt hàng gạo của Việt Nam được biết đến nhiều hơn, góp phần gia tăng giá trị cho gạo Việt Nam.

+ Đem về một nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.

+ Góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất lúa gạo trong nước phát triển, ví dụ như: mở rộng diện tích canh tác; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, lai tạo ra nhiều giống lúa mới cho năng xuất và chất lượng cao,…

- Yêu cầu số 2: Đối với nền kinh tế, cạnh tranh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và khai thác tối đa mọi nguồn lực của quốc gia.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng một tiểu phẩm phê phán những hiện cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.

Xem đáp án » 21/07/2024 211

Câu 2:

Em có nhận xét gì về hành vi của chủ thể kinh tế trong các trường hợp sau:

a. Để cạnh tranh với các nhà sản xuất cung ứng sản phẩm kẹo dừa, doanh nghiệp H đã áp dụng công nghệ, đầu tư máy móc hiện đại, tìm tòi và đưa ra các sản phẩm mới, chưa có trên thị trường.

b. Anh T là kĩ sư làm việc cho doanh nghiệp A chuyên sản xuất nước uống đóng chai. Biết anh T nắm giữ quy trình sản xuất của doanh nghiệp A, doanh nghiệp B đã tìm mọi cách để mời anh T về làm việc và hứa sẽ trả một số tiền lớn nếu anh chia sẻ quy trình sản xuất của doanh nghiệp A cho họ.

c. Ngành Hàng không đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ khi xuất hiện ngày càng nhiều hãng hàng không và sự cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt. Nếu hãng Q hướng đến phân khúc khách hàng cao cấp, lấy chất lượng dịch vụ làm điểm mạnh thì hãng G hướng đến tiêu chí cạnh tranh về giá, phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng.

Xem đáp án » 18/07/2024 197

Câu 3:

Em hãy chia sẻ về một trường hợp ganh đua giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường và nêu nhận xét của bản thân.

Xem đáp án » 22/07/2024 138

Câu 4:

- Việc ganh đua giữa doanh nghiệp C và P thể hiện như thế nào và nhằm mục đích gì?

- Em hiểu thế nào là cạnh tranh trong nền kinh tế?

Trường hợp. C và P là hai doanh nghiệp sản xuất nước ngọt có gas. Vừa qua, doanh nghiệp C cho ra đời sản phẩm với hương vị mới. Ngay sau đó, doanh nghiệp P cũng sản xuất sản phẩm tương tự. Hai doanh nghiệp này còn ganh đua cả về thiết kế kiểu dáng, chiến lược quảng cáo,... nhằm tranh giành khách hàng.

Xem đáp án » 18/07/2024 123

Câu 5:

- Em hãy chỉ ra những lợi ích mà khách hàng được hưởng trong trường hợp trên.

- Em hãy cho biết vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng.

Trường hợp. Để thu hút khách hàng, ngân hàng D đã phát triển nhiều sản phẩm với chương trình khuyến mãi đa dạng đi kèm để tăng tính cạnh tranh. Nhờ đó, khách hàng nhận được những dịch vụ ngày càng phong phú và chất lượng như: kết nối thanh toán trực tuyến các ví điện tử; chuyển tiền liên ngân hàng 24/7; mua vé máy bay; đóng tiền điện, nước, học phí...

Xem đáp án » 18/07/2024 96

Câu 6:

Từ thông tin dưới đây, em hãy phân tích vai trò của cạnh tranh đối với các chủ thể kinh tế

Thông tin. Để giành thị phần khách hàng, ba doanh nghiệp viễn thông đều đưa ra gói cước tương ứng với nhiều ưu đãi, thu hút được lượng người dùng lớn. Nhờ đó, đã đem lại nhiều quyền lợi cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, ba doanh nghiệp viễn thông này còn tập trung triển khai hạ tầng, nâng cao chất lượng mạng lưới, áp dụng công nghệ tự động kiểm soát nhằm xây dựng vị thế tốt hơn trên thị trường cũng như có thể cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Xem đáp án » 21/07/2024 91

Câu 7:

Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Bên cạnh sự hợp tác, các chủ thể sản xuất phải cạnh tranh với nhau khi tham gia vào thị trường.

b. Do điều kiện sản xuất và lợi ích giống nhau nên các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau.

c. Cạnh tranh là hoạt động nhằm tranh giành thị trường, lôi kéo khách hàng về phía mình của các chủ thể kinh tế, do đó, cạnh tranh chỉ diễn ra trong cơ chế thị trường.

Xem đáp án » 18/07/2024 86

Câu 8:

- Em hãy nêu biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh trong các trường hợp trên.

- Em hiểu thế nào là cạnh tranh không lành mạnh? Hãy nêu các biểu hiện khác của cạnh tranh không lành mạnh mà em biết.

- Em hãy nêu biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh trong các trường hợp trên. - Em hiểu thế nào là cạnh tranh không lành mạnh? Hãy nêu các biểu hiện khác của cạnh tranh không lành mạnh mà em biết. (ảnh 1)

Xem đáp án » 18/07/2024 81

Câu 9:

- Em hãy cho biết những biện pháp mà doanh nghiệp P thực hiện nhằm mục đích gì?

- Theo em, cạnh tranh có vai trò như thế nào đối với người sản xuất?

Trường hợp. Để cạnh tranh giành thị phần dệt may trên thị trường, doanh nghiệp P đưa ra các biện pháp chủ động, nâng cao năng lực sản xuất và trình độ tay nghề; chuyển hướng sản xuất từ hình thức nhận gia công sang hình thức tự chủ nguồn nguyên liệu, tự thiết kế và hoàn thành sản phẩm. Nhờ sự nỗ lực không ngừng đổi mới, doanh nghiệp P đã nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hoá các sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường dệt may.

Xem đáp án » 18/07/2024 74

Câu 10:

Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong trường hợp trên. Ngoài ra, còn nguyên nhân nào khác dẫn đến cạnh tranh mà em biết?

Trường hợp 1. Thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp phân phối ô tô đưa ra các ưu đãi nhằm kích cầu tiêu dùng, gia tăng cạnh tranh. Doanh nghiệp P giảm 50% lệ phí trước bạ đối với các mẫu xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo Nghị định 103/2021/NĐ-CP, khách hàng còn có cơ hội để sở hữu các mẫu xe nhập khẩu với mức ưu đãi giảm tới 40 triệu đồng. Không kém cạnh, doanh nghiệp T có ưu đãi 100% lệ phí trước bạ với khách hàng mua các dòng xe nhập khẩu và áp dụng mức ưu đãi 20 triệu đồng cho tất cả các phiên bản của mẫu xe nhập khẩu. Các doanh nghiệp đưa ra những chương trình ưu đãi, giảm giá để tăng doanh số mùa bán hàng cuối năm.

Trường hợp 2. Công ty A và B là hai đơn vị kinh tế lớn sản xuất và cung ứng sữa tươi. Ra đời từ lâu, công ty A xây dựng các trang trại bò sữa theo tiêu chuẩn hiện đại nhất và chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Không hề kém cạnh, dù có mặt trên thị trường, Công ty B cũng đã ứng dụng quy trình sản xuất sữa tươi khép kín từ khâu nhập giống, nuôi dưỡng đến phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Sự khác biệt về điều kiện sản xuất khiến cuộc cạnh tranh của hai công ty này thêm gay cấn.

Xem đáp án » 18/07/2024 71

Câu 11:

Gia đình ông H có cửa hàng bán bánh ngọt ở thị trấn. Vừa qua, trên mạng Internet xuất hiện thông tin cửa hàng nhà ông sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc. Ông H cho biết, cả thị trấn chỉ có ba cửa hàng làm bánh ngọt, đối thủ tung tin như vậy để khách hàng quay lưng với cửa hàng.

Câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về hành vi cạnh tranh trong trường hợp trên?

- Theo em, gia đình ông H cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Xem đáp án » 19/07/2024 71