Câu hỏi:

19/07/2024 167

Em cùng nhóm học tập tìm hiểu về tinh hình hoạt động tôn giáo ở địa phương và viết bài chia sẻ những hoạt động mà các tôn giáo đã thực hiện để xây dựng tình đoàn kết, bình đẳng giữa các tôn giáo trong xây dựng và phát triển quê hương.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Lời giải:

(*) Tham khảo: tình hình hoạt động tôn giáo tại Hà Nội

Theo số liệu thống kê về công tác tôn giáo năm 2019, hiện Hà Nội có 7 tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo, Baha’I và Minh sư đạo; đồng thời, tồn tại một số hiện tượng tôn giáo khác (đạo lạ), cụ thể:

- Phật giáo: số lượng tín đồ khoảng hơn 800.000 người với 2.060 tăng, ni và khoảng hơn 1.000 chức việc, sinh hoạt tôn giáo tại 2.059 ngôi chùa, tự viện.

- Công giáo: có khoảng 250.000 tín đồ, sinh hoạt ở 400 cơ sở thờ tự, 83 giáo xứ, 306 họ giáo. Hà Nội có 19 cộng đoàn tu sĩ với trên 270 tu sĩ, sinh hoạt tôn giáo ở 20 tu viện. Giáo phẩm Công giáo có 1 Hồng y; 3 giám mục, hơn 90 linh mục và gần 2.000 chức việc. TP. Hà Nội là địa bàn duy nhất trong cả nước có các xứ, họ đạo thuộc sự quản lý của 3 Tòa giám mục là Hà Nội, Hưng Hóa và Bắc Ninh.

- Tin lành: có 33 hệ phái, trong đó: 7/33 hệ phái được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân với 167 điểm, nhóm và hơn 10.000 tín đồ. Cụ thể: tín đồ là người Việt Nam khoảng trên 6.000 người; Hàn Quốc khoảng 1.400 người và hơn 3.000 tín đồ khác là người nước ngoài thuộc 40 quốc tịch khác nhau đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội.

- Cao đài: có 3 họ đạo Cao đài thuộc Cao đài Bến Tre (Ban chỉnh đạo là 1 họ và Cao đài Tây Ninh 2 họ), với 21 chức sắc, 30 chức việc và gần 400 tín đồ.

- Hồi giáo: có 1 Thánh đường với 86 tín đồ người Hà Nội, khoảng 300 tín đồ là người Chăm, Tây Ninh; hơn 500 tín đồ là nhân viên các Đại sứ quán, doanh nhân của 18 nước khối Ả Rập đang công tác tại Hà Nội; 1 Ban Quản trị gồm 5 thành viên, trong đó có 1 chức sắc thuộc hàng Imam.

- Đạo Baha’i: có 15 Hội đồng tinh thần địa phương, trong đó 3 Hội đồng đã được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố công nhận là Hai Bà Trưng, Thanh Trì, Thạch Thất, với khoảng hơn 400 tín đồ và 20 chức việc.

- Minh sư đạo: có 1 tổ chức Minh sư với 1 chức sắc, 50 tín đồ và 3 chức việc.

- Giáo hội Các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giêsu Kitô có 1 Trưởng Ban đại diện; 5 vị trong Ban đại diện với khoảng 200 tín đồ, hoạt động tại 3 điểm nhóm trên địa bàn TP. Hà Nội.

- Các tín ngưỡng dân gian: có 5.211 di tích đình, đền, nhà thờ họ, lăng, miếu… , trong đó di tích được xếp hạng cấp Quốc gia khoảng 1.200 di tích; cấp thành phố khoảng 900 di tích.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

1/ Các tôn giáo bình đẳng với nhau về trách nhiệm pháp lí biểu hiện như thế nào trong thông tin 3?

2/ Theo em người có tôn giáo và người không có tôn giáo nếu có hành vi vi phạm pháp luật giống nhau thì có bị xử lí giống nhau không? Vì sao?

3/ Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo về trách nhiệm pháp lí và cho ví dụ minh hoạ.

Xem đáp án » 18/07/2024 152

Câu 2:

Em hãy kể những việc làm của mình và người thân đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

Xem đáp án » 18/07/2024 141

Câu 3:

Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống a. Q là người theo tôn giáo X, sống và sinh hoạt cùng các bạn trong kí túc xá của Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú của tỉnh. Đến giờ ăn cơm, Q thường làm dấu và thành tâm cầu nguyện trước khi ăn, các bạn cùng phỏng theo tôn giáo khác thấy vậy tỏ vẻ khó chịu, họ yêu cầu Q lần sau khi ăn cơm cùng thì không được làm như vậy.

1/ Trong tình huống này, ai là người vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?

2/ Em hãy tư vấn cách thức để giúp Q được bình đẳng trong việc thực hiện quyền bình đẳng, tự do tôn giáo của mình với các bạn theo tôn giáo khác.

Tình huống b. Sau nhiều năm quen biết, chị B và anh A thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng ông T là bố chị B không đồng ý và đã cản trở hai người kết hôn vì chị B theo tôn giáo S, còn anh A lại theo tôn giáo P.

1/ Trong tình huống này, ai là người vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?

2/ Em hãy tư vấn cách để giúp chị B và anh A có thể giải thích cho ông T hiểu và thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. có thể giải

Tình huống c. Bạn của M đang theo tôn giáo A, vì muốn M cũng theo tôn giáo A nên đã tìm cách nói không tốt về tôn giáo mà M dự định sẽ theo.

1/ Trong tình huống này, ai là người vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?

2/ Em hãy tư vấn cách thức để giúp M thuyết phục bạn hiểu và tôn trọng quyền bình đẳng tôn giáo của mình.

Xem đáp án » 22/07/2024 130

Câu 4:

1/ Từ thông tin 1 và 2, theo em, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo biểu hiện như thế nào trong thông tin 3?

2/ Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo về quyền và cho ví dụ minh hoạ.

Xem đáp án » 18/07/2024 91

Câu 5:

1/ Việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo sẽ mang lại điều gì cho mỗi người dân, Nhà nước và xã hội? Theo em nếu các tôn giáo trong quốc gia không bình đẳng thì sẽ dẫn đến những hậu quả gì cho mỗi tôn giáo và các tín đồ của họ?

2/ Em hãy nêu ví dụ minh hoạ cho việc thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các tôn giáo và cho biết em học tập được điều gì?

Xem đáp án » 18/07/2024 88

Câu 6:

Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ở nước ta hiện nay.

Xem đáp án » 18/07/2024 85

Câu 7:

1/ Từ thông tin 1, em hãy cho biết các tôn giáo bình đẳng với nhau về nghĩa vụ biểu hiện như thế nào trong thông tin 2?

2/ Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo về nghĩa vụ và cho ví dụ minh hoạ.

Xem đáp án » 18/07/2024 79

Câu 8:

Các hành vi dưới đây là thực hiện đúng hay vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?

Trường hợp a. Cha sứ Đ và Thượng toạ Q là những chức sắc tôn giáo có uy tín, ảnh hưởng lớn trong nhân dân tỉnh M và cả hai người rất tích cực hoạt động xã hội vì sự phát triển của địa phương nên đã được nhân dân tín nhiệm đề cử vào danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh M.

Trường hợp b. Tại địa phương K khi cơ sở thờ tự của tôn giáo P xuống cấp, có nguy cơ bị đổ nên các nhà chức sắc và tín đồ của tôn giáo P đã tiến hành làm các thủ tục xin phép các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc tháo dỡ và xây dựng lại cho vững chắc, to đẹp hơn.

Trường hợp c. Là người được phân công trông coi cơ sở tôn giáo Y nhưng ông N đã ngăn cản không cho những người thuộc các tôn giáo khác đến tham dự buổi sinh hoạt của tôn giáo Y tại cơ sở mà ông đang trông coi.

Xem đáp án » 23/07/2024 76