Câu hỏi:
22/07/2024 112
Dựa vào hình 2.2 và thông tin trong bài, em hãy:
- Xác định vị trí các khu vực địa hình đồng bằng.
- Trình bày đặc điểm của các khu vực địa hình đồng bằng
Dựa vào hình 2.2 và thông tin trong bài, em hãy:
- Xác định vị trí các khu vực địa hình đồng bằng.
- Trình bày đặc điểm của các khu vực địa hình đồng bằng
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Xác định vị trí các khu vực địa hình đồng bằng
- Vị trí của Đồng bằng sông Hồng:
+ Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ;
+ Phía Tây giáp Tây Bắc;
+ Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ;
+ Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
- Vị trí của Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Phía Đông Bắc giáp Đông Nam Bộ;
+ Phía bắc giáp Cam-pu-chia;
+ Phía Đông Nam giáp Biển Đông;
+ Phía Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan.
- Vị trí của đồng bằng duyên hải miền Trung: nằm ở ven biển miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Bình Thuận.
Yêu cầu số 2: Trình bày đặc điểm của các khu vực địa hình đồng bằng
Địa hình đồng bằng ở nước ta được chia thành hai loại là đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.
* Đồng bằng châu thổ: điển hình nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Đồng bằng sông Hồng:
+ Diện tích: khoảng 15.000 km2, do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
+ Đặc điểm địa hình: phía bắc còn nhiều đồi, núi sót; ở phía nam có nhiều ô trũng. Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê ven sông ngăn lũ nên chỉ có khu vực ngoài đê được bồi đắp phù sa hằng năm, trong khi khu vực trong đê không được bồi đắp.
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Diện tích: khoảng 40.000 km2, do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi đắp.
+ Đặc điểm địa hình: có hệ thống kênh rạch chằng chịt và chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thuỷ triều. Ngoài ra, đồng bằng còn có một số vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và đầm lầy như vùng U Minh,…
* Đồng bằng ven biển miền Trung:
- Diện tích: khoảng 15.000 km2, được hình thành từ phù sa sông hoặc kết hợp giữa phù sa sông và biển.
- Đặc điểm: Dải đồng bằng này kéo dài từ Thanh Hoá đến Bình Thuận với nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp. Một số đồng bằng có diện tích lớn như đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hoà.
Yêu cầu số 1: Xác định vị trí các khu vực địa hình đồng bằng
- Vị trí của Đồng bằng sông Hồng:
+ Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ;
+ Phía Tây giáp Tây Bắc;
+ Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ;
+ Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
- Vị trí của Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Phía Đông Bắc giáp Đông Nam Bộ;
+ Phía bắc giáp Cam-pu-chia;
+ Phía Đông Nam giáp Biển Đông;
+ Phía Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan.
- Vị trí của đồng bằng duyên hải miền Trung: nằm ở ven biển miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Bình Thuận.
Yêu cầu số 2: Trình bày đặc điểm của các khu vực địa hình đồng bằng
Địa hình đồng bằng ở nước ta được chia thành hai loại là đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.
* Đồng bằng châu thổ: điển hình nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Đồng bằng sông Hồng:
+ Diện tích: khoảng 15.000 km2, do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
+ Đặc điểm địa hình: phía bắc còn nhiều đồi, núi sót; ở phía nam có nhiều ô trũng. Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê ven sông ngăn lũ nên chỉ có khu vực ngoài đê được bồi đắp phù sa hằng năm, trong khi khu vực trong đê không được bồi đắp.
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Diện tích: khoảng 40.000 km2, do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi đắp.
+ Đặc điểm địa hình: có hệ thống kênh rạch chằng chịt và chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thuỷ triều. Ngoài ra, đồng bằng còn có một số vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và đầm lầy như vùng U Minh,…
* Đồng bằng ven biển miền Trung:
- Diện tích: khoảng 15.000 km2, được hình thành từ phù sa sông hoặc kết hợp giữa phù sa sông và biển.
- Đặc điểm: Dải đồng bằng này kéo dài từ Thanh Hoá đến Bình Thuận với nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp. Một số đồng bằng có diện tích lớn như đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hoà.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Viết một báo cáo ngắn để mô tả những đặc điểm chủ yếu của địa hình nơi em sinh sống.
Nhiệm vụ 2: Thu thập thông tin và hình ảnh về tác động của con người đã làm thay đổi địa hình ở địa phương em.
Hãy thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Viết một báo cáo ngắn để mô tả những đặc điểm chủ yếu của địa hình nơi em sinh sống.
Nhiệm vụ 2: Thu thập thông tin và hình ảnh về tác động của con người đã làm thay đổi địa hình ở địa phương em.
Câu 2:
Dựa vào các hình 2.1, 2.2, 2.3 và thông tin trong bài, em hãy trình bày một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam.
Dựa vào các hình 2.1, 2.2, 2.3 và thông tin trong bài, em hãy trình bày một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam.
Câu 3:
Dựa vào hình 2.2, hình 2.5 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa nước ta.
Câu 4:
Hãy hoàn thành thông tin về các khu vực địa hình đồi núi theo địa hình đồi núi theo bảng gợi ý dưới đây:
Khu vực
Phạm vi
Đặc điểm hình thái
Tây Bắc
Đông Bắc
Trường Sơn Bắc
Trường Sơn Nam
Hãy hoàn thành thông tin về các khu vực địa hình đồi núi theo địa hình đồi núi theo bảng gợi ý dưới đây:
Khu vực |
Phạm vi |
Đặc điểm hình thái |
Tây Bắc |
|
|
Đông Bắc |
|
|
Trường Sơn Bắc |
|
|
Trường Sơn Nam |
|
|
Câu 5:
Địa hình Việt Nam có sự đa dạng từ đồi núi đến đồng bằng với nhiều sự khác biệt về hình thái, tạo nên những khu vực địa hình khác nhau. Hãy nêu ra một số dạng địa hình chính của nước ta
Câu 6:
Dựa vào hình 2.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm của khu vực địa hình đồi núi.
Dựa vào hình 2.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm của khu vực địa hình đồi núi.
Câu 7:
So sánh đặc điểm địa hình của vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
So sánh đặc điểm địa hình của vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long