Câu hỏi:
09/08/2024 168Động vật nào sau đây có tim 2 ngăn?
A. Ếch đồng
B. Cá chép
C. Gà
D. Thỏ
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Tim 2 ngăn có ở lớp Cá. Tim cá chép có 2 ngăn là: tâm nhĩ và tâm thất, nối với các mạch tạo thành 1 vòng tuần hoàn kín.
B đúng.
- Ếch đồng có tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất. Có 2 vòng tuần hoàn: Vòng tuần hoàn phổi, vòng tuần hoàn cơ quan. Máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
A sai.
Trái tim của một con gà có 4 ngăn, gồm 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất.
C sai.
- Tim thỏ có 4 ngăn cùng với hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn.
D sai.
* Tìm hiểu về "Cấu tạo, hoạt động của tim và hệ mạch của động vật"
1. Cấu tạo và hoạt động của tim
- Tim của cá gồm 2 ngăn (1 tâm nhĩ, 1 tâm thất), tim của lưỡng cư, bò sát (trừ cá sấu) gồm 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất). Tim của chim và thủ có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất. Tim co dãn theo chu kì giúp bơm máu vào động mạch và hút máu từ tĩnh mạch về tim, nhờ đó máu được tuần hoàn khắp cơ thể.
- Tâm nhĩ nhận máu từ tĩnh mạch và đưa máu xuống tâm thất. Tâm thất bơm máu vào động mạch. Tim của chim và thủ có 4 van tim, giúp máu chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất và từ tâm thất vào động mạch.
- Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có thể co dãn nhịp nhàng nếu được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, O2 và điều kiện thích hợp. Khả năng này là do tim có tính tự động. Tính tự động của tim là nhờ hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bỏ His và các sợi Purkinje. Nút xoang nhĩ phát xung thần kinh với nhịp khoảng 0,8 s/lần ở người trưởng thành khi nghỉ ngơi. Xung thần kinh từ nút xoang nhĩ truyền xuống tâm nhĩ làm tâm nhĩ co và đồng thời truyền xuống nút nhĩ thất. Xung thần kinh từ nút nhĩ thất truyền qua bó His và các sợi Purkinje xuống cơ tâm thất làm tâm thất co. Giai đoạn cả tâm nhĩ và tâm thất đều dẫn gọi là giai đoạn dẫn chung.
2. Cấu tạo và hoạt động của hệ mạch
- Ở động vật có hệ tuần hoàn kín, tim bơm máu vào động mạch, động mạch vận chuyển máu tới mao mạch. Tại mao mạch, máu thực hiện quá trình trao đổi chất với các tế bào. Sau đó, máu từ mao mạch lại tập hợp vào các tĩnh mạch rồi đổ về tim.
- Động mạch có nhiều sợi đàn hồi giúp chống lại áp lực cao của máu, lớp cơ trơn ở thành động mạch tạo tính co dãn giúp điều hoả lượng máu đến cơ quan. Tĩnh mạch có đường kính lòng mạch lớn nên ít tạo lực cản với dòng máu và tăng khả năng chứa máu. Các tĩnh mạch phía dưới tím có các van (van tĩnh mạch) giúp máu chảy một chiều về tim.
- Thành mao mạch chỉ bao gồm một lớp tế bào nội mạc, giữa các tế bào có vi lỗ (lỗ lọc). Quá trình trao đổi chất và khí giữa máu và tế bào được thực hiện qua thành mao mạch và dịch mô (dịch giữa các tế bảo). O2 các chất dinh dưỡng, các chất hoà tan khác trong máu đi qua lỗ lọc và tế bào nội mạc vào dịch mô cung cấp các chất cần thiết cho tế bào. CO2 các chất thải, chất thừa, sản phẩm tiết từ tế bào ra dịch mô qua lỗ lọc và tế bào nội mạc vào trong máu.
3. Huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch
- Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch. Hoạt động co dãn của tim theo chu kì dẫn đến máu được bơm vào động mạch theo từng đợt, do đó, giá trị huyết áp khi tâm thất co cao hơn giá trị huyết áp khi tâm thất dãn. Huyết áp tối đa là giá trị huyết áp cao nhất do được khi tâm thất co, huyết áp tối thiểu là giá trị huyết áp thấp nhất đo được khi tâm thất dãn. Giá trị huyết áp ở các mạch máu là khác nhau: cao nhất ở động mạch lớn, giảm dần ở các động mạch nhỏ, mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
- Vận tốc máu chảy qua hệ mạch tỉ lệ nghịch với tổng diện tích mặt cắt ngang của mạch máu. Vận tốc máu cao ở động mạch lớn, giảm dần ở động mạch nhỏ, thấp nhất ở mao mạch rồi tăng dần tử tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn.
4. Điều hoà hoạt động tim mạch
Tim hoạt động tự động nhưng vẫn chịu sự điều hoà theo cơ chế thần kinh và thể dịch. Thần kinh giao cảm kích thích nút xoang nhĩ tăng cường phát xung làm tăng nhịp tim, tăng lực co tim, gây co một số động mạch, tĩnh mạch. Thần kinh đối giao cảm làm giảm nhịp tim, giảm lực co tim, gây dãn một số động mạch.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể tạo ra các alen mới cho quần thể?
Câu 2:
Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi trình tự phân bố các gen nhưng không làm thay đổi chiều dài của NST?
Câu 3:
Alen M bị đột biến điểm thành alen m. Theo lí thuyết, alen M và alen m
Câu 4:
Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây là mối quan hệ kí sinh – vật chủ?
Câu 5:
Dưới đây là trình tự một mạch mã gốc của một đoạn gen mã hoá cho một chuỗi polypeptide bao gồm 10 axit amin: 3 -TAX GGT XAA TXT GGT TXT GGT TXT TXT GAG XAA- 5. Khi chuỗi polypeptide do đoạn gen này mã hóa bị thủy phân, người ta thu được các loại axit amin và số lượng của nó được thể hiện trong bảng dưới (trừ bộ ba đầu tiên mã hóa Methionine)
(1). Bộ ba GGT mã hóa cho axit amin loại Z. Trong số các nhận xét được cho dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(2). Bộ ba GAG mã hóa cho axit amin loại W.
(3). Trình tự chính xác của chuỗi polypeptide trên Y-X-Z-Y-Z-Y-Z-Z-W-X
(4). Trên mạch mã gốc chỉ có duy nhất một vị trí xảy ra đột biến điểm làm xuất hiện bộ ba kết thúc
Câu 6:
Tế bào ở hình dưới đang ở kì nào của quá trình nguyên phân và số NST trong tế bào lưỡng bội của tế bào đó là bao nhiêu?
Câu 7:
Cho biết alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 3:1?
Câu 9:
Cho phép lại (P): Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận đúng với thế hệ F1?
(1). Có tối đa 27 loại kiểu gen về ba locut trên.
(2). Có tối đa 9 loại kiểu gen đồng hợp về cả ba locut trên.
(3). Có tối đa 10 loại kiểu gen dị hợp về một trong ba locut trên.
(4). Có tối đa 4 loại kiểu gen dị hợp về cả ba locut trên
Câu 10:
Trong quá trình nhân đôi ADN, nuclêôtit loại A trên mạch khuôn liên kết với loại nuclêôtit nào ở môi trường nội bào?
Câu 11:
Nhận định nào không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của một số nhân tố tới sự thoát hơi nước?
Câu 12:
Giả sử một chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái vùng biển khơi được mô tả như sau:
Thực vật phù du => Động vật phù du => Cá trích => Cá ngừ
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chuỗi thức ăn này?
(1). Chuỗi thức ăn này có 4 bậc dinh dưỡng.
(2). Chỉ có cá trích và cá ngừ là sinh vật tiêu thụ.
(3). Cá ngừ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
(4). Mối quan hệ giữa cá ngừ và cá trích là quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi.
(5). Sự tăng giảm kích thước của quần thể cá trích có ảnh hưởng đến kích thước của quần thể cá thể cá ngừ.
Câu 15:
Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Kiểu gen AA định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng, kiểu gen aa quy định lông trắng. Cho các trường hợp sau:
(1). Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
(2). Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
(3). Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
(4). Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
Giả sử một quần thể thuộc loại này có thành phần kiểu gen là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Chọn lọc tự nhiên sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể trong các trường hợp: