Câu hỏi:
28/10/2024 416Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng
A. 15000 km2.
B. 25000 km2.
C. 35000 km2.
D. 40000 km2.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng 15000 km2, lớn thứ hai nước ta, được hình thành chủ yếu do phù sa của hệ thống sông Hồng bồi đắp.
→ A đúng
- B, C, D sai vì thực tế, diện tích của đồng bằng này khoảng 15.000 km². Các số liệu này vượt quá kích thước thực tế của vùng đồng bằng, dẫn đến sự nhầm lẫn trong việc xác định diện tích chính xác.
*) Địa hình đồng bằng
- Địa hình đồng bằng ở nước ta được chia thành hai loại là đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.
+ Đồng bằng châu thổ: điển hình nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
+ Đồng bằng sông Hồng: rộng khoảng 15 000 km2, do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.Hệ thống đê ven sông ngăn lũ nên chỉ có khu vực ngoài để được bồi đắp phù sa hằng năm, trong khi khu vực trong để không được bồi đắp.
+ Đồng bằng sông Cửu Long: có diện tích khoảng 40 000 km2, do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi đắp. Hệ thống kênh rạch chằng chịt và chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thuỷ triều.
+ Đồng bằng ven biển miền Trung: có tổng diện tích khoảng 15 000 km2, được hình thành từ phù sa sông hoặc kết hợp giữa phù sa sông và biển. Kéo dài từ Thanh Hoá đến Bình Thuận với nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
“Nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng” là đặc điểm của vùng đồi núi nào sau đây?
Câu 3:
Nước mưa hòa tan với đá vôi tạo nên dạng địa hình đặc trưng nào sau đây?
Câu 4:
Dạng địa hình nào sau đây của nước ta đa dạng, phổ biến và quan trọng nhất?
Câu 6:
Dãy núi nào dưới đây của nước ta chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam?
Câu 7:
Vai trò chủ yếu của hệ thống kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long là
Câu 12:
Địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam là
Câu 13:
Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn nào dưới đây?