Câu hỏi:
21/07/2024 140
- Đọc trước đoạn trích Tấm lòng người mẹ và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Vích-to Huy-gô, tác phẩm Những người khốn khổ; lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin giúp em đọc hiểu văn bản này.
- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:
Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Găng Văn-giăng (Jean Valjean), một người thợ xén cây đã bị tù khổ sai vì ăn cắp một chiếc bánh mì cho bảy đứa cháu nhỏ bị đói. Ra tù, anh bị xã hội xua đuổi. Được đức Giám mục Mi-ri-en (Myriel) cảm hóa, Văn-giăng coi tình thương là lẽ sống của mình. Sau đó, ông đổi tên à Ma-đơ-len (Madeleine), trở thành một thị trưởng và chủ nhà máy giàu có. Ông làm nhiều việc thiện, trong đó có việc muốn cứu vớt Phăng-tin (Fantine) – cô thợ nghèo – người đã có con với Tô-lô-mi-ét (Tholomyes) nhưng bị hắn ruồng bỏ. Phăng-tin rơi vào hoàn cảnh túng quẫn, phải làm gái bán dâm,…Khi muốn quay về quê để tìm việc làm, do muốn giấu giếm đoạn đời sa ngã của mình, nàng đã nhờ gia đình Tê-nác-đi-ê (Thenardier) – chủ quán trọ - nuôi họ con gái là Cô-dét (Cosette) và trả tiền mỗi tháng. Nhưng nàng đã “gửi trứng cho ác”, phải bán tất cả để nuôi con. Khi lâm bệnh nặng, Phăng-tin đã nhờ Giăng Van-giăng tìm và chăm sóc Cô-dét. Tuy nhiên, gã thanh tra Gia-ve (Javert) đã truy ra gốc tích của Ma-đơ-len, khiến ông lại rơi vào cảnh tù tội và Phăng-tin chết mà không được gặp lại Cô-dét.
Sau đó, Giăng Van-giăng vượt ngục và nhiều lần thay tên đổi họ. Có lần Giăng Van-giăng đã lên chiến lũy khi nhân dân Pa-ri (Paris) nổi dậy chống chính quyền của giai cấp đại tư sản. Ở đó, ông tìm Ma-ri-uýt (Marius), người yêu của Cô-dét, gặp chú bé Ga-vơ-rốt (Gavroche), một biểu tượng trong sáng, đẹp đẽ của cuộc cách mạng non trẻ. Cũng tại đây, ông đã gặp lại Gia-ve. Theo lệnh của quân cách mạng, Giăng Van-giăng mang Gia-ve đi xử bắn, song lại lẳng lặng tha cho hắn. Rồi Gia-ve trở lại bắt ông, khi thấy Giăng Van-giăng xin đưa Ma-ri-uýt về nhà rồi sẽ nộp mạng sau, lần đầu tiên Gia-ve cảm thấy bị mất phương hướng và đã nhảy xuống sông Xen (Seine) tự tử. Giăng Van-giăng lẳng lặng vun đắp cho hạnh phúc của Cô-dét. Sau khi lứa đôi đã sum họp, ông lánh mình, sống trong đơn côi.
Tác phẩm Những người khốn khổ được chia làm năm phần. Đoạn trích Tấm lòng người mẹ nằm ở phần thứ nhất.
- Đọc trước đoạn trích Tấm lòng người mẹ và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Vích-to Huy-gô, tác phẩm Những người khốn khổ; lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin giúp em đọc hiểu văn bản này.
- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:
Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Găng Văn-giăng (Jean Valjean), một người thợ xén cây đã bị tù khổ sai vì ăn cắp một chiếc bánh mì cho bảy đứa cháu nhỏ bị đói. Ra tù, anh bị xã hội xua đuổi. Được đức Giám mục Mi-ri-en (Myriel) cảm hóa, Văn-giăng coi tình thương là lẽ sống của mình. Sau đó, ông đổi tên à Ma-đơ-len (Madeleine), trở thành một thị trưởng và chủ nhà máy giàu có. Ông làm nhiều việc thiện, trong đó có việc muốn cứu vớt Phăng-tin (Fantine) – cô thợ nghèo – người đã có con với Tô-lô-mi-ét (Tholomyes) nhưng bị hắn ruồng bỏ. Phăng-tin rơi vào hoàn cảnh túng quẫn, phải làm gái bán dâm,…Khi muốn quay về quê để tìm việc làm, do muốn giấu giếm đoạn đời sa ngã của mình, nàng đã nhờ gia đình Tê-nác-đi-ê (Thenardier) – chủ quán trọ - nuôi họ con gái là Cô-dét (Cosette) và trả tiền mỗi tháng. Nhưng nàng đã “gửi trứng cho ác”, phải bán tất cả để nuôi con. Khi lâm bệnh nặng, Phăng-tin đã nhờ Giăng Van-giăng tìm và chăm sóc Cô-dét. Tuy nhiên, gã thanh tra Gia-ve (Javert) đã truy ra gốc tích của Ma-đơ-len, khiến ông lại rơi vào cảnh tù tội và Phăng-tin chết mà không được gặp lại Cô-dét.
Sau đó, Giăng Van-giăng vượt ngục và nhiều lần thay tên đổi họ. Có lần Giăng Van-giăng đã lên chiến lũy khi nhân dân Pa-ri (Paris) nổi dậy chống chính quyền của giai cấp đại tư sản. Ở đó, ông tìm Ma-ri-uýt (Marius), người yêu của Cô-dét, gặp chú bé Ga-vơ-rốt (Gavroche), một biểu tượng trong sáng, đẹp đẽ của cuộc cách mạng non trẻ. Cũng tại đây, ông đã gặp lại Gia-ve. Theo lệnh của quân cách mạng, Giăng Van-giăng mang Gia-ve đi xử bắn, song lại lẳng lặng tha cho hắn. Rồi Gia-ve trở lại bắt ông, khi thấy Giăng Van-giăng xin đưa Ma-ri-uýt về nhà rồi sẽ nộp mạng sau, lần đầu tiên Gia-ve cảm thấy bị mất phương hướng và đã nhảy xuống sông Xen (Seine) tự tử. Giăng Van-giăng lẳng lặng vun đắp cho hạnh phúc của Cô-dét. Sau khi lứa đôi đã sum họp, ông lánh mình, sống trong đơn côi.
Tác phẩm Những người khốn khổ được chia làm năm phần. Đoạn trích Tấm lòng người mẹ nằm ở phần thứ nhất.
Trả lời:
- Tác giả Vích-to Huy-gô:
+ Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm, là một nhà văn, thi sĩ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông cũng đồng thời là một chính trị gia, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.
+ Mặc dù trải qua những năm tháng tuổi thơ vất vả, giằng xé trong tình cảm do cha và mẹ có mâu thuẫn, nhưng V. Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý báu cùng sự giáo dục của mẹ và những trãi nghiệm khi theo cha chuyển quân để vươn lên trở thành một tên tuổi được cả thế giới ngưỡng mộ.
+ Ông chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu như: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Tia sáng và bóng tối (1840), Lá thu (1831),…
+ Phong cách nghệ thuật: Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-gô đối với cuộc đời. Đó là cái đẹp của tình thương yêu hòa đồng, của hạnh phúc bình đẳng và của sự tiến bộ vô tận của con người, và đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm của ông.
- Tác phẩm Những người khốn khổ: được xuất bản năm1862, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỉ XIX. Truyện mang một niềm tin sâu sắc vào một thế giới có những phẩm chất tốt đẹp của những người lao động khổ sai. Cuộc đời của GiăngVan-giăng dường như là một chuỗi những khốn khổ triền miên nhưng ông vẫn nỗ lực vượt qua và dũng cảm đối mặt với chúng.
- Tác giả Vích-to Huy-gô:
+ Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm, là một nhà văn, thi sĩ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông cũng đồng thời là một chính trị gia, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.
+ Mặc dù trải qua những năm tháng tuổi thơ vất vả, giằng xé trong tình cảm do cha và mẹ có mâu thuẫn, nhưng V. Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý báu cùng sự giáo dục của mẹ và những trãi nghiệm khi theo cha chuyển quân để vươn lên trở thành một tên tuổi được cả thế giới ngưỡng mộ.
+ Ông chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu như: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Tia sáng và bóng tối (1840), Lá thu (1831),…
+ Phong cách nghệ thuật: Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-gô đối với cuộc đời. Đó là cái đẹp của tình thương yêu hòa đồng, của hạnh phúc bình đẳng và của sự tiến bộ vô tận của con người, và đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm của ông.
- Tác phẩm Những người khốn khổ: được xuất bản năm1862, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỉ XIX. Truyện mang một niềm tin sâu sắc vào một thế giới có những phẩm chất tốt đẹp của những người lao động khổ sai. Cuộc đời của GiăngVan-giăng dường như là một chuỗi những khốn khổ triền miên nhưng ông vẫn nỗ lực vượt qua và dũng cảm đối mặt với chúng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xác định và phân tích tình huống truyện, các chi tiết nói về không gian, thời gian trong văn bản. Tình huống và những chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?
Xác định và phân tích tình huống truyện, các chi tiết nói về không gian, thời gian trong văn bản. Tình huống và những chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2:
So sánh nhân vật Chí Phèo (trong Chí Phèo) của Nam Cao và nhân vật Phăng-tin (trong Những người khốn khổ) của Huy-gô để thấy sự giống nhau và khác nhau trong việc viết về những con người khốn khổ, tủi nhục của hai tác giả này.
So sánh nhân vật Chí Phèo (trong Chí Phèo) của Nam Cao và nhân vật Phăng-tin (trong Những người khốn khổ) của Huy-gô để thấy sự giống nhau và khác nhau trong việc viết về những con người khốn khổ, tủi nhục của hai tác giả này.
Câu 3:
Nội dung đoạn trích cho em hiểu được những gì về bối cảnh xã hội – văn hóa Pháp thời bấy giờ?
Nội dung đoạn trích cho em hiểu được những gì về bối cảnh xã hội – văn hóa Pháp thời bấy giờ?
Câu 5:
Đoạn trích thể hiện quan điểm, tư tưởng nào của tác giả? Hãy lí giải cụ thể.
Đoạn trích thể hiện quan điểm, tư tưởng nào của tác giả? Hãy lí giải cụ thể.
Câu 11:
Phần (4) cho thấy điều gì về cuộc sống của Phăng-tin sau khi bán tóc, bán răng?
Phần (4) cho thấy điều gì về cuộc sống của Phăng-tin sau khi bán tóc, bán răng?
Câu 12:
Trong đoạn trích, Phăng-tin rơi vào hoàn cảnh nào? Nàng đã làm những gì? Những việc làm đó nói lên điều gì ở con người nàng?
Trong đoạn trích, Phăng-tin rơi vào hoàn cảnh nào? Nàng đã làm những gì? Những việc làm đó nói lên điều gì ở con người nàng?