Câu hỏi:
16/07/2024 212Độ điện li của dung dịch axit HCOOH 0,005M (biết trong dung dịch có [H+] = 0,001M) là
A. 0,50
B. 0,20
C. 0,10
D. 0,01
Trả lời:
HCOOH ⇆ HCOO- + H+
Ban đầu: 0,005M 0
Phân li: 0,005α M → 0,005α M
Cân bằng: 0,005(1-α) M 0,005α M
Vì [H+] = 0,001 → 0,005α = 0,001 → α = 0,2
Đáp án cần chọn là: B
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,5M có chứa số mol ion OH– bằng số mol ion H+ có trong 200 ml dung dịch H2SO4 1M?
Câu 2:
A là dung dịch HCl nồng độ 0,01M. Nồng độ của các ion trong dung dịch khi pha loãng A 100 lần là
Câu 3:
Tính nồng độ mol của CH3COOH, CH3COO− và H+ trong dung dịch CH3COOH 0,056M, biết rằng độ điện li α của CH3COOH bằng 20%.
Câu 4:
Cho các mệnh đề sau
1 Chất điện ly mạnh có độ điện ly (α ) > 1.
2 Chất điện ly mạnh có độ điện ly (α ) = 1.
3 Chất không điện ly có độ điện ly (α ) = 0.
4 Chất điện ly yếu có độ điện ly (α ) = 1.
5 Chất điện ly yếu có độ điện ly 0 < (α ) < 1.
Chọn đáp án đúng
Câu 5:
Có 4 dung dịch: Natri clorua, rượu etylic (C2H5OH), axit axetic (CH3COOH), kali sunfat đều có nồng độ 0,1 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau:
Câu 6:
Hòa tan 6 gam NaOH vào 44 gam nước được dung dịch A có khối lượng riêng bằng 1,12 g/ml. Cần lấy bao nhiêu ml A để có số mol ion OH– bằng 2.10–3 mol
Câu 8:
Cho các chất sau: SO2, C6H6 , C2H6, Ca(HCO3)2, H2SO4, NaClO, Mg(OH)2. Số chất hòa tan vào trong nước tạo thành chất điện li là:
Câu 9:
Trộn 150 ml dung dịch MgCl2 0,5M với 50 ml dung dịch NaCl 1M thì nồng độ ion Cl- trong dung dịch mới là
Câu 10:
Hòa tan các chất sau vào nước để được các dung dịch riêng rẽ: NaCl, CaO, SO3, C6H12O6, CH3COOH, C2H5OH, Al2(SO4)3. Trong các dung dịch tạo ra có bao nhiêu dung dịch có khả năng dẫn điện?
Câu 11:
Trong các yếu tố sau
(1) Nhiệt độ
(2) Áp suất
(3) Xúc tác
(4) Nồng độ chất tan
(5) Diện tích tiếp xúc
(6) Bản chất chất điện li
Yếu tố nào ảnh hưởng đến hằng số điện li ?
Câu 12:
Dung dịch HF 0,02M có độ điện li α = 0,015. Nồng độ ion H+ có trong dung dịch là