Câu hỏi:
23/07/2024 123Điểm mới trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đầu thế kỉ XX so với các vị tiền bối là gì?
A. Đi theo con đường giành độc lập bằng sắt và máu.
B. Đi theo con đường dân chủ tư sản.
C. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
D. Đi theo con đường cầu viện Nhật Bản.
Trả lời:
Đáp án C
A loại vì đây không phải là con đường cứu nước mà Nguyễn Ái Quốc hướng tới.
B loại vì Nguyễn Ái Quốc nhận thấy con đường cách mạng dân chủ tư sản không phù hợp với Việt Nam. Người nhận thấy những hạn chế trong con đường cứu nước của các vị tiền bối và đã có hướng đi khác biệt khi chọn đi sang phương Tây.
Sau này, dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười và nhất là khi đọc được Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin thì Nguyễn Ái Quốc đã tin tưởng đi theo con đường cách mạng vô sản.
C chọn vì:
- Phan Bội Châu lựa chọn hướng sang phương Đông, hướng sang Nhật để noi gương Nhật hoặc cầu viện Nhật để chống Pháp và phong kiến vì Nhật là nước anh cả da vàng, đồng văn, đồng chủng, đồng châu lại vừa chiến thắng đế quốc Nga trong chiến tranh Nga - Nhật 1904 - 1905. Còn Phan Châu Trinh lại chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách... dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, giành độc lập dân tộc.
- Nguyễn Ái Quốc lựa chọn đi sang phương Tây mà đầu tiên là sang Pháp - nước đang trực tiếp cai trị Việt Nam để xem họ làm cách mạng như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào ta.
=> Điểm mới trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đầu thế kỉ XX so với các vị tiền bối là đi ang phương Tây tìm đường cứu nước.
D loại vì Nguyễn Ái Quốc không cầu viện Nhật Bản.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của VI.Lênin đã chứng tỏ:
Câu 2:
Sự kiện nào đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX?
Câu 4:
“Đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai, tự cứu lấy mình” là mục tiêu của tổ chức:
Câu 6:
Hậu quả nặng nề nhất từ sự tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1989 – 1991)
Câu 7:
Sự kiện nào dưới đây được xem là khởi đầu cho cuộc Chiến tranh lạnh?
Câu 8:
Đâu không phải là biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông Tây trong những năm 70 của thế kỉ XX:
Câu 9:
Đặc điểm nổi bật nhất của phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 là:
Câu 10:
Tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc đã ba lần phát về vấn đề
Câu 11:
Tại các lớp huấn luyện ở Quảng Châu - Trung Quốc (1925 – 1927), Nguyễn Ái Quốc đã huấn luyện cán bộ về cách:
Câu 12:
Cuộc đấu tranh nào của tư sản Việt Nam đã vận động người Việt Nam chỉ mua hàng người Việt Nam, “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”:
Câu 13:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa
Câu 14:
Cho những sự kiện sau, sắp xếp theo trình tự thời gian:
1. Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia... lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
2. Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu (Trung Quốc).
3. Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
4. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.
Câu 15:
Từ năm 1991 đến năm 2000, nền kinh tế Mĩ có biểu hiện nào sau đây?