Câu hỏi:

11/08/2024 174

Điểm khác biệt trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ với các nước Đông Nam Á là gì?

A. Khuynh hướng đấu tranh.

B. Giai cấp lãnh đạo.

C. Tổ chức lãnh đạo.

D. Hình thức đấu tranh.

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : D

Điểm khác biệt trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ với các nước Đông Nam Á là hình thức đấu tranh.

Nhân dân Ấn Độ chủ yếu đấu tranh ôn hoà còn nhân dân Đông Nam Á hình thức đấu tranh chủ yếu là vũ trang.

→ D đúng.A,B,C sai

* Cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

- Các phong trào đấu tranh tiêu biểu:

+ Cuộc khởi nghĩa của hơn 2 vạn thủy binh Bom-bay (tháng 2/1946).

+ Tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân ở Cancutta (tháng 2/1947).

- Trước sức ép của phong trào, thực dân Anh phải nhượng bộ, trao quyền tự trị cho Ấn Độ. Theo kế hoạch Mao-bát-tơn, Ấn Độ được chia thành 2 nước tự trị: Ấn Độ (theo Ấn giáo), Pakistan (Hồi giáo).

- Không cam chịu quy chế tự trị, Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh đòi độc lập. → 26/01/1950, Cộng hòa Ấn Độ thành lập.

* Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập ở các nươc Đông Nam Á

- Trước CTTG II, các nước Đông Nam Á vốn là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ (trừ Thái Lan).

- Trong những năm CTTG II, các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản. Tháng 8-1945, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành được độc lập dân tộc, hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ.

+ Việt Nam, Lào, Inđônêxia: giành độc lập

+ Miến Điện, Mã lai, Phi líp pin: giải phóng phần lớn lãnh thổ.

- Ngay sau đó, thực dân Âu - Mỹ lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân ở đây tiếp tục kháng chiến chống xâm lược và giành độc lập hoàn toàn. 

b) Lào (1945 - 1975)

- 1945 - 1954: Kháng chiến chống Pháp

Tháng 8/1945, Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập 12/10/1945.

Tháng 3/1946 Pháp trở lại xâm lược, nhân dân Lào kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp ở Lào ngày càng phát triển.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (Việt Nam), buộc Pháp ký Hiệp định Giơnevơ (20/7/1954) thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, công nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào.
- 1954 - 1975: Kháng chiến chống Mỹ

Năm 1954, Mỹ xâm lược Lào. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (thành lập ngày 22/3/1955) lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ trên cả ba mặt trận: quân sự - chính trị - ngoại giao, giành nhiều thắng lợi.
Nhân dân Lào đánh bại các kế hoạch chiến tranh của Mỹ, giải phóng được 4/5 diện tích lãnh thổ.

Tháng 02/1973, các bên ở Lào ký Hiệp định Viêng Chăn (Vientian) lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam 1975 tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.

Ngày 2/12/1975 nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thành lập. Lào bước vào thời kỳ mới: xây dựng đất nước và phát triển kinh tế - xã hội.

c) Campuchia (1945 - 1993)

- 1945 - 1954: Kháng chiến chống Pháp

Tháng 10/1945, Pháp trở lại xâm lược Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (từ 1951 là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia), nhân dân Campuchia tiến hành kháng chiến chống Pháp.

Ngày 9/11/1953, do sự vận động ngoại giao của vua Xihanuc, Pháp ký Hiệp ước "trao trả độc lập cho Campuchia" nhưng vẫn chiếm đóng.
Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, Pháp ký Hiệp định Giơnevơ 1954 công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Campuchia.

- Từ 1954 - 1975

1954 - 1970: chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập để xây dựng đất nước.

1970 - 1975: kháng chiến chống Mỹ

Ngày 18/3/1970, tay sai Mỹ đảo chính lật đổ Xihanuc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai của nhân dân Campuchia, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam đã giành thắng lợi.

Ngày 17/4/1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ.

- 1975 - 1979: nội chiến chống Khơ me đỏ

Tập đoàn Khơ-me đỏ do Pôn-Pốt cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt chủng và gây chiến tranh biên giới Tây Nam Việt Nam.

Ngày 7/1/1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, Campuchia bước vào thời kỳ hồi sinh, xây dựng lại đất nước.

- 1979 đến nay: thời kỳ hồi sinh và xây dựng đất nước

Từ 1979, nội chiến tiếp tục diễn ra, kéo dài hơn một thập niên

Được sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các bên Campuchia đã thỏa thuận hòa giải và hòa hợp dân tộc.

Ngày 23/10/1991, Hiệp định hòa bình về Campuchia được ký kết.

Sau cuộc tổng tuyển cử tháng 9/1993, Quốc hội mới đã thông qua Hiến pháp, thành lập Vương quốc Campuchia do

N.Xi -ha -núc (Sihanouk) làm quốc vương. Campuchia bước sang thời kỳ phát triển mới.

Tháng 10/2004 vua N. Xi -ha-núc thoái vị, hoàng tử Xi-ha-mô-ni kế vị.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

 

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nhà thơ Chế Lan Viên viết: "Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười". Câu thơ đó nói lên cảm xúc của Nguyễn Ái Quốc trong hoàn cảnh nào?

Xem đáp án » 23/07/2024 629

Câu 2:

Mục tiêu của ta trong chiến dịch Biên giới thu-đông 1950, ngoại trừ

Xem đáp án » 22/07/2024 361

Câu 3:

Lí giải nguyên nhân vì sao từ những năm 80 trở đi, mối quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô chuyển sang đối thoại và hòa hoãn?

Xem đáp án » 22/07/2024 304

Câu 4:

Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là gì?

Xem đáp án » 20/11/2024 282

Câu 5:

Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của đế quốc Pháp ở Việt Nam có điểm gì mới?

Xem đáp án » 25/10/2024 279

Câu 6:

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thể hiện như thế nào?

Xem đáp án » 23/07/2024 234

Câu 7:

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ so với kinh tế Tây Âu và Nhật Bản là gì?

Xem đáp án » 20/11/2024 232

Câu 8:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam vì

Xem đáp án » 16/08/2024 220

Câu 9:

N.Manđêla có vai trò như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi

Xem đáp án » 22/07/2024 214

Câu 10:

Quyết định nào dưới đây của Hội nghị Ianta (2–1945) đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp trở lại xâm lược Đông Dương?

Xem đáp án » 18/09/2024 206

Câu 11:

Nhận xét như thế nào về việc xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7 – 1936)?

Xem đáp án » 22/07/2024 206

Câu 12:

Nguyên nhân cơ bản quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

Xem đáp án » 22/07/2024 198

Câu 13:

Cách mạng tháng Tám 1945 đã góp phần vào chiến thắng chống phát xít của thế giới là vì

Xem đáp án » 24/09/2024 195

Câu 14:

Hai khẩu hiệu chính trị mà Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là.

Xem đáp án » 24/11/2024 192

Câu 15:

Sự kiện nào sau đây mở ra một chương mới cho chính sách “đa phương hóa”, “đa dạng hóa” quan hệ đối ngoại của Việt Nam?

Xem đáp án » 23/09/2024 192

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »