Câu hỏi:
22/07/2024 122Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đạt được thành tựu gì thể hiện sức cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu trong việc thực hiện "chiến tranh lạnh"?
A. Đạt thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng.
B. Thế cân bằng về sức mạnh quốc phòng.
C. Thế cân bằng sức mạnh về khoa học vũ trụ.
D. Thế cân bằng sức mạnh về kinh tế.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Đến đầu những năm 70, với những thành công nổi bật trong lĩnh vực kinh tế và khoa học kĩ thuật Liên Xô đã đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng với Mĩ và Tây Âu. Sự kiện ngày 29/8/1949, Liên Xô thử thành công bom nguyên tử lần đầu tiên tại Semipalatinsk đã làm chấn động nước Mỹ và các nước tư bản Tây Âu, cùng với các thành tựu khác về khoa học - kĩ thuật đã chấm dứt vị trí độc tôn về vũ khí hạt nhân của Washington. Nếu như trong chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thường tự hào về sức mạnh hạt nhân của mình thì đến năm 1949, mộng bá quyền về vũ khí hạt nhân của Mĩ đã bị phá vỡ.
A đúng.
- B sai vì mặc dù thế cân bằng về sức mạnh quốc phòng là một phần quan trọng trong chiến lược đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ, nhưng cụ thể hơn là thế cân bằng về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng.
- C sai vì Liên Xô đã có những thành tựu lớn trong khoa học vũ trụ, như phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên (Sputnik 1) và đưa người đầu tiên vào không gian (Yuri Gagarin). Tuy nhiên, đây không phải là thành tựu chủ yếu thể hiện sức cạnh tranh toàn diện với Mỹ và Tây Âu trong "chiến tranh lạnh".
- D sai vì Liên Xô không đạt được thế cân bằng về sức mạnh kinh tế với Mỹ và Tây Âu. Mặc dù có nền kinh tế mạnh mẽ và tự chủ, Liên Xô vẫn không thể so sánh được với sức mạnh kinh tế của Mỹ và các quốc gia Tây Âu.
* Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70).
- Chủ trương: Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
- Biện phát thực hiện: thực hiện các kế hoạch Nhà nước 5 năm phát triển kinh tế - xã hội.
- Thành tựu:
Kinh tế:
+ Công nghiệp: Giữa những năm 1970, là cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân…),...
+ Nông nghiệp: sản lượng tăng trung bình hàng năm 16%.
Khoa học kỹ thuật:
+ Năm 1957 phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất.
Vệ tinh nhân tạo của Liên Xô (1957)
+ Năm 1961, phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh Trái đất.
Tàu vũ trụ “Phương Đông” của Liên Xô (1961)
Xã hội:
+ Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao.
+ Trình độ học vấn của người dân được nâng cao (3/4 số dân có trình độ trung học và đại học).
- Đối ngoại: thi hành chính sách đối ngoại: bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, giúp đỡ các nước XHCN.
Ý nghĩa:
+ Chứng tỏ tính ưu việt của CNXH .
+ Tăng cường tiềm lực cho hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000)
Giải Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991) Liên Bang Nga (1991-2000)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Yếu tố nào đóng vai trò quyết định đưa Nhật Bản phát triển nhanh chóng trong giai đoạn 1952 -1973?
Câu 2:
Những thắng lợi trên mặt trận quân sự của quân và dân miền Nam từ 1961 – 1965 có tác dụng gì dưới đây?
Câu 3:
Tại sao nền sản xuất và thương mại của nước ta trong giai đoạn này lại kém phát triển?
Câu 4:
Âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp bước đầu bị thất bại ở đâu?
Câu 5:
Tại sao Chiến tranh lạnh chấm dứt lại mở ra chiều hướng mới để giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp và xung đột?
Câu 7:
Sau khi quân Nhật vào Đông Dương, sự bóc lột dã man của Nhật - Pháp với nhân dân ta dẫn tới mâu thuẫn gì?
Câu 8:
Thắng lợi nào của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đã buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược ?
Câu 9:
Lí luận giải phóng dân tộc mà các hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được trang bị lúc đầu là
Câu 10:
Sự ra đời của NATO và Hiệp ước Vácsava có ý nghĩa như thế nào đến quan hệ quốc tế những năm sau Thế chiến thứ hai?
Câu 11:
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 7 - 1936 diễn ra ở đâu?
Câu 12:
Hậu quả lớn nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 gây ra cho xã hội Việt Nam là
Câu 13:
Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là
Câu 14:
Mục đích chung của Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước (14 - 9 - 1946) là
Câu 15:
Bước sang năm 1945, tình hình Chiến tranh thế giới thứ II có diễn biến nào có lợi cho cách mạng nước ta ?