Câu hỏi:
07/01/2025 150Đâu không phải là vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?
A. Là bước chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời Đảng cộng sản Việt Nam sau này.
B. Đưa đến sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành những tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
C. Truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin về nước.
D. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Đưa đến sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành những tổ chức cộng sản ở Việt Nam, không phải là vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Được thành lập tháng 6/1925, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có vai trò:
- Là bước chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời Đảng cộng sản Việt Nam sau này (còn được coi là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam).
- Là tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin về trong nước: các hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.
- Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển thông qua phong trào vô sản hóa.
→ B đúng
- A sai vì đây là tổ chức đầu tiên tuyên truyền và đào tạo cán bộ cách mạng, tạo nền tảng cho việc thành lập Đảng.
- C sai vì hội đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, đào tạo cán bộ, giúp đưa tư tưởng cách mạng của Mác-Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị lý luận cho việc thành lập Đảng Cộng sản.
- D sai vì hội đã tổ chức và lãnh đạo phong trào công nhân, giúp gắn kết giai cấp công nhân vào cuộc đấu tranh cách mạng, chuẩn bị lực lượng cho cách mạng sau này.
Vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không bao gồm việc đưa đến sự phân hóa của tổ chức này thành các tổ chức cộng sản. Việc phân hóa chỉ là một kết quả tất yếu của quá trình phát triển tư tưởng và tổ chức cách mạng, khi hội không còn đáp ứng được yêu cầu lịch sử. Những vai trò chính của Hội bao gồm:
-
Tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin: Hội là tổ chức đầu tiên ở Việt Nam truyền bá rộng rãi tư tưởng cách mạng vô sản vào quần chúng.
-
Đào tạo cán bộ cách mạng: Thông qua hoạt động của tổ chức như "Cộng sản đoàn" và các lớp huấn luyện tại Quảng Châu (Trung Quốc), hội đào tạo nên một thế hệ cán bộ nòng cốt cho cách mạng Việt Nam.
-
Thành lập các tổ chức cơ sở: Hội phát triển các chi bộ và tổ chức cơ sở ở khắp Việt Nam, kết nối lực lượng cách mạng và khơi dậy ý thức đấu tranh trong quần chúng.
-
Lãnh đạo phong trào đấu tranh: Hội đã tổ chức và lãnh đạo các phong trào yêu nước, góp phần định hướng đấu tranh của nhân dân theo khuynh hướng cách mạng vô sản.
Sự phân hóa thành các tổ chức cộng sản như Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng chỉ xảy ra khi các thành viên tiến bộ trong hội nhận ra rằng, để tiếp tục lãnh đạo cách mạng, cần một tổ chức có tính chất chuyên chính vô sản chặt chẽ hơn. Vì vậy, việc phân hóa không phải là vai trò của Hội mà là hệ quả của sự phát triển cách mạng trong bối cảnh lịch sử cụ thể.
* Mở rộng:
1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh thiên.
a. Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
-Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) mở lớp đào tạo cán bộ, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2 – 1925).
- Tháng 6– 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
b. Quá trình hoạt động
* Thành phần hội viên: trí thức tiểu tư sản, công nhân, nông dân,...
* Địa bàn hoạt động: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và cả Hải ngoại (Xiêm).
* Nền tảng tư tưởng chính trị: chủ nghĩa Mác – Lênin.
* Hoạt động tiêu biểu:
- Nguyễn Ái Quốc tiếp tục huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng.
- Tuyên truyền sách báo Mác-xít:
+ Ra báo Thanh niên (6 – 1925) làm cơ quan ngôn luận.
+ Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản
– Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương “vô sản hoá”.
c. Vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên:
- Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị: tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
+ Chuẩn bị về tổ chức: xây dựng đội ngũ cán bộ và hệ thống tổ chức, đưa đến sự ra đời các tổ chức cộng sản, từ đó hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của VI.Lênin đã chứng tỏ:
Câu 2:
Sự kiện nào đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX?
Câu 4:
“Đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai, tự cứu lấy mình” là mục tiêu của tổ chức:
Câu 6:
Hậu quả nặng nề nhất từ sự tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1989 – 1991)
Câu 7:
Sự kiện nào dưới đây được xem là khởi đầu cho cuộc Chiến tranh lạnh?
Câu 8:
Đâu không phải là biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông Tây trong những năm 70 của thế kỉ XX:
Câu 9:
Đặc điểm nổi bật nhất của phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 là:
Câu 10:
Tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc đã ba lần phát về vấn đề
Câu 11:
Tại các lớp huấn luyện ở Quảng Châu - Trung Quốc (1925 – 1927), Nguyễn Ái Quốc đã huấn luyện cán bộ về cách:
Câu 12:
Cuộc đấu tranh nào của tư sản Việt Nam đã vận động người Việt Nam chỉ mua hàng người Việt Nam, “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”:
Câu 13:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa
Câu 14:
Cho những sự kiện sau, sắp xếp theo trình tự thời gian:
1. Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia... lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
2. Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu (Trung Quốc).
3. Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
4. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.
Câu 15:
Từ năm 1991 đến năm 2000, nền kinh tế Mĩ có biểu hiện nào sau đây?