Câu hỏi:
18/08/2024 129
Đâu không phải là nguyên nhân đưa tới sự thành công của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930?
Đâu không phải là nguyên nhân đưa tới sự thành công của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930?
A. Nguyện vọng của quần chúng là thống nhất các tổ chức cộng sản.
B. Các tổ chức cộng sản cùng chung một hệ tư tưởng.
C. Năng lực, uy tín của Nguyễn Ái Quốc.
D. Các tổ chức cộng sản tuân theo điều lệ của Quốc tế cộng sản.
Trả lời:
Đáp án: A
Nguyện vọng của quần chúng là thống nhất các tổ chức cộng sản không phải là nguyên nhân đưa tới sự thành công của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930.
* Nguyên nhân đưa tới thành công của hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930 là do:
- Do sự quan tâm chỉ đạo của Quốc tế cộng sản: tháng 10-1929 Quốc tế cộng sản đã gửi thư cho Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo về việc thống nhất các tổ chức cộng sản ở Đông Dương
- Do các tổ chức công sản có chung hệ tư tưởng, mục đích nên dễ dàng đi đến thống nhất
- Do tài năng uy tín của Nguyễn Ái Quốc
* Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
a. Hoàn cảnh
- Cuối 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh => Hội Việt Nam cách mạng thanh niên không đủ khả năng để tiếp tục lãnh đạo => đòi hỏi phải thành lập một chính đảng của giai cấp vô sản để tiếp tục lãnh đạo phong trào phát triển đi lên.
- Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời năm1929 họat động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, công kích lẫn nhau => phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn.
- Nguyễn Ái Quốc được tin Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phân liệt thành hai Đảng cộng sản, liền rời khỏi Xiêm, sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản.
⇒ Từ 6/1 đến 8/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản đã được triệu tập tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) với sự tham gia của các đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản đảng.
b. Nội dung Hội nghị
- Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng lẻ.
- Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ai Quốc sọan thảo. Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên:
+ Đường lối chiến lược: cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn là tiến hành “cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam: chống đế quốc, chống phong kiến.
+ Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt: đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; thành lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo,...
+ Động lực cách mạng: lực lượng nòng cốt là công nhân, nông dân, ngoài ra còn có: tiểu tư sản, trí thức; phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập.
+ Lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân thông qua tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.
→ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là một cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.
- Đến ngày 24/02/1930, Đông Dương cộng sản Liên đoàn ra nhập Đảng cộng sản Việt Nam.
⇒ Ý nghĩa: Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng.
c. Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam trong mấy thập kỉ đầu của thế kỉ XX.
- Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới.
- Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng.
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
Giải Lịch sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhận xét nào dưới đây là không đúng về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp?
Nhận xét nào dưới đây là không đúng về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp?
Câu 2:
Trong phong trào yêu nước (1919 - 1925), hoạt động nào sau đây không phải do tư sản Việt Nam phát động?
Trong phong trào yêu nước (1919 - 1925), hoạt động nào sau đây không phải do tư sản Việt Nam phát động?
Câu 3:
Một hạn chế của tư sản Việt Nam trong phong trào yêu nước (1919 - 1925) là
Một hạn chế của tư sản Việt Nam trong phong trào yêu nước (1919 - 1925) là
Câu 4:
Một trong những hạn chế của các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là
Một trong những hạn chế của các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là
Câu 5:
Ngày 9 - 3 - 1945, quân Nhật tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Pháp trên toàn Đồng Dương vì lí do nào sau đây?
Ngày 9 - 3 - 1945, quân Nhật tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Pháp trên toàn Đồng Dương vì lí do nào sau đây?
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam?
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam?
Câu 7:
Để thực hiện chủ trương cầu viện Nhật Bản, Phan Bội Châu đã tổ chức phong trào
Để thực hiện chủ trương cầu viện Nhật Bản, Phan Bội Châu đã tổ chức phong trào
Câu 8:
Trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945 -1975), nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi trước đối phương bằng việc
Trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945 -1975), nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi trước đối phương bằng việc
Câu 9:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những hành động của Trung Quốc làm tổn hại đến tình hữu nghị Việt - Trung cuối 1978 đầu 1979?
Câu 10:
Hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương để giữ vững thành quả cách trong giai đoạn 1945 - 1946 là gì?
Hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương để giữ vững thành quả cách trong giai đoạn 1945 - 1946 là gì?
Câu 11:
Pháp đã chuyển sang chiến lược "đánh lâu dài" sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947 chứng tỏ
Pháp đã chuyển sang chiến lược "đánh lâu dài" sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947 chứng tỏ
Câu 12:
So với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Luận cương chính trị (10-1930) không có sự khác biệt về
So với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Luận cương chính trị (10-1930) không có sự khác biệt về
Câu 13:
Tháng 9 năm 1940 khi quân Nhật tiến vào Đông Dương, thực dân Pháp đã
Tháng 9 năm 1940 khi quân Nhật tiến vào Đông Dương, thực dân Pháp đã
Câu 14:
Nội dung nào không phản ánh đúng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương?
Nội dung nào không phản ánh đúng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương?
Câu 15:
Mĩ chuyển sang thực hiện Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam vì lí do nào sau đây?
Mĩ chuyển sang thực hiện Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam vì lí do nào sau đây?