Câu hỏi:
15/07/2024 102
Đánh giá cách tác giả đưa bằng chứng và phân tích bằng chứng trong đoạn trích.
Trả lời:
Trả lời:
- Tác giả chọn được bằng chứng rất tiêu biểu. Trong đời sống, câu thơ “Dưới cầu nước chảy trong veo/ Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha” thường được dẫn ra như một đơn vị độc lập để “áp” vào một cảnh sắc thơ mộng nào đó. Cách vận dụng này hết sức tự nhiên nhưng cản trở việc cảm thụ sâu sắc về chính câu thơ ấy trong ngữ cảnh của tác phẩm.
- Khi phân tích bằng chứng, tác giả vừa huy động kiến thức chung về Truyện Kiều và ca dao, vừa dựa trên những trải nghiệm thực tế để giúp người đọc thấy rằng câu thơ được dẫn chứa đựng bên trong cả một thiên tình sử, cần được đọc với một tâm thế khác, cách nhìn khác.
=> Khi nêu bằng chứng, tác giả đạt được một kết quả “kép”: vừa làm sáng tỏ luận điểm về sự thống nhất giữa “chuyện” và “thơ trong truyện thơ, vừa gợi ý cho người đọc thấy được những tầng nghĩa sâu xa trong các câu thơ của Truyện Kiều.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phân tích nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ điệp ngữ, ẩn dụ và so sánh trong văn bản.
Câu 2:
Câu “Đôi ta yêu nhau, tình Lú – Ủa mặn nồng” cho thấy được điều gì về đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái và khả năng phản ánh đời sống tinh thần đó của truyện thơ Tiễn dặn người yêu?
Câu 3:
Theo bạn, trong đoạn thơ, yếu tố tự sự hay yếu tố trữ tình đậm nét hơn? Bạn giải thích về điều đó như thế nào?
Câu 4:
Phân tích tác dụng của các yếu tố tự sự trong bài thơ (bối cảnh thời gian, không gian, nhân vật, sự việc,...).
Câu 5:
Đánh giá chung về đặc sắc nội dung và nghệ thuật của văn bản Nàng Ờm nhắn nhủ.
Câu 6:
Đọc bài thơ sau của Tế Hanh và trả lời các câu hỏi:
BÃO
Cơn bão nghiêng đêm
Cây gãy cành bay lá
Ta nắm tay em
Cùng qua đường cho khỏi ngã
Cơn bão tạnh lâu rồi
Hàng cây xanh thắm lại
Nhưng em đã xa xôi
Và cơn bão lòng ta thổi mãi.
1956
(Nhiều tác giả, Tinh bạn, tình yêu – Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1967, tr. 193)
Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào?
Đọc bài thơ sau của Tế Hanh và trả lời các câu hỏi:
BÃO
Cơn bão nghiêng đêm
Cây gãy cành bay lá
Ta nắm tay em
Cùng qua đường cho khỏi ngã
Cơn bão tạnh lâu rồi
Hàng cây xanh thắm lại
Nhưng em đã xa xôi
Và cơn bão lòng ta thổi mãi.
1956
(Nhiều tác giả, Tinh bạn, tình yêu – Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1967, tr. 193)
Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào?
Câu 7:
Bạn hiểu như thế nào về điều tác giả muốn biểu đạt qua hai câu thơ: “Thuyền đi hoài không mỏi/ Biển vẫn xa... còn xa”?
Câu 8:
Trong bài thơ, cụm từ “cơn bão” được sử dụng ba lần. Lần nào cụm từ này được dùng với nghĩa ẩn dụ? Vì sao bạn xác định như vậy?
Câu 9:
Trong văn bản, cô gái – đối tượng của lời tiễn dặn – đã được gọi (hay nói đến bằng những từ ngữ nào? Nêu nhận xét về cách xưng hô với người yêu của chàng trai.
Câu 10:
Việc chàng trai nói nhiều đến từ “chết”, đến tình huống “chết” có ý nghĩa gì?
Câu 11:
Đọc lại bài thơ Dương phụ hành trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 107 – 108) và trả lời các câu hỏi:
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
A. Thể thất ngôn bát cú Đường luật
B. Thể thất ngôn xen lục ngôn
C. Thể hành
D. Thể ngũ ngôn bát cú Đường luật
Đọc lại bài thơ Dương phụ hành trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 107 – 108) và trả lời các câu hỏi:
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
A. Thể thất ngôn bát cú Đường luật
B. Thể thất ngôn xen lục ngôn
C. Thể hành
D. Thể ngũ ngôn bát cú Đường luật
Câu 12:
Nêu những điểm thống nhất về nội dung và cách thể hiện của hai lời tiễn dặn trong văn bản.
Câu 13:
Phân tích giá trị biểu đạt của từ “xa xôi” trong ngữ cảnh của bài thơ.
Câu 14:
So sánh và nêu nhận xét về cách ứng xử của chàng trai trong bài ca dao này với chàng trai trong đoạn thơ ở văn bản Lời tiễn dặn, SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 103-104):
Con nhỏ hãy đưa anh ẵm,
Bé xinh hãy đưa anh bồng,
Cho anh bế con dòng đừng ngượng,
Nựng con rồng, con phượng, đừng buồn.
So sánh và nêu nhận xét về cách ứng xử của chàng trai trong bài ca dao này với chàng trai trong đoạn thơ ở văn bản Lời tiễn dặn, SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 103-104):
Con nhỏ hãy đưa anh ẵm,
Bé xinh hãy đưa anh bồng,
Cho anh bế con dòng đừng ngượng,
Nựng con rồng, con phượng, đừng buồn.