Câu hỏi:

18/07/2024 246

Đọc bài thơ sau của Tế Hanh và trả lời các câu hỏi:

BÃO

Cơn bão nghiêng đêm

Cây gãy cành bay lá

Ta nắm tay em

Cùng qua đường cho khỏi ngã

 

Cơn bão tạnh lâu rồi

Hàng cây xanh thắm lại

Nhưng em đã xa xôi

Và cơn bão lòng ta thổi mãi.

1956

(Nhiều tác giả, Tinh bạn, tình yêu – Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1967, tr. 193)

Bài thơ đã được cấu t như thế nào?

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Trả lời:

– Ở bài Bão, cấu tứ của bài thơ đã nương theo diễn biến của câu chuyện hai người nắm tay nhau bước qua đường trong cơn bão đêm. Nhờ mối liên tưởng thú vị giữa cơn bão của tự nhiên với cơn bão của tâm lí, hình tượng thơ sống dậy, theo đó, những nghịch lí của cuộc đời, của tình yêu đã được khắc hoạ một cách sống động, sắc nét.

– Nhìn chung, hình thức tự sự đã được nhà thơ Tế Hanh sử dụng rất đắt để soi rọi nguồn cơn của trận bão lòng. Theo những gì được thể hiện trong bài thơ, bão lòng không phải là một hiện tượng tâm lí tự dưng xuất hiện. Nó là hệ quả tự nhiên của tình trạng xa cách trong tình yêu – xa cách sau những gắn bó, mặn nồng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Phân tích nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ điệp ngữ, ẩn dụ và so sánh trong văn bản.

Xem đáp án » 19/07/2024 627

Câu 2:

Câu “Đôi ta yêu nhau, tình Lú – Ủa mặn nồng” cho thấy được điều gì về đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái và khả năng phản ánh đời sống tinh thần đó của truyện thơ Tiễn dặn người yêu?

Xem đáp án » 21/07/2024 521

Câu 3:

Theo bạn, trong đoạn thơ, yếu tố tự sự hay yếu tố trữ tình đậm nét hơn? Bạn giải thích về điều đó như thế nào?

Xem đáp án » 22/07/2024 389

Câu 4:

Phân tích tác dụng của các yếu tố tự sự trong bài thơ (bối cảnh thời gian, không gian, nhân vật, sự việc,...).

Xem đáp án » 23/07/2024 282

Câu 5:

Đánh giá chung về đặc sắc nội dung và nghệ thuật của văn bản Nàng Ờm nhắn nhủ.

Xem đáp án » 13/07/2024 237

Câu 6:

Trong bài thơ, cụm từ “cơn bão” được sử dụng ba lần. Lần nào cụm từ này được dùng với nghĩa ẩn dụ? Vì sao bạn xác định như vậy?

Xem đáp án » 15/07/2024 229

Câu 7:

Bạn hiểu như thế nào về điều tác giả muốn biểu đạt qua hai câu thơ: “Thuyền đi hoài không mỏi/ Biển vẫn xa... còn xa”?

Xem đáp án » 14/07/2024 212

Câu 8:

Việc chàng trai nói nhiều đến từ “chết”, đến tình huống “chết” có ý nghĩa gì?

Xem đáp án » 13/07/2024 211

Câu 9:

Trong văn bản, cô gái – đối tượng của lời tiễn dặn – đã được gọi (hay nói đến bằng những từ ngữ nào? Nêu nhận xét về cách xưng hô với người yêu của chàng trai.

Xem đáp án » 22/07/2024 202

Câu 10:

Đọc lại bài thơ Dương phụ hành trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 107 – 108) và trả lời các câu hỏi:

Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

A. Thể thất ngôn bát cú Đường luật

B. Thể thất ngôn xen lục ngôn

C. Thể hành

D. Thể ngũ ngôn bát cú Đường luật

Xem đáp án » 21/07/2024 201

Câu 11:

Nêu những điểm thống nhất về nội dung và cách thể hiện của hai lời tiễn dặn trong văn bản.

Xem đáp án » 22/07/2024 195

Câu 12:

Phân tích giá trị biểu đạt của từ “xa xôi” trong ngữ cảnh của bài thơ.

Xem đáp án » 18/07/2024 155

Câu 13:

Bài thơ đưa đến cho bạn cảm nhận gì về tình yêu, về khả năng của thơ trong việc thể hiện tình cảm đặc biệt này?

Xem đáp án » 16/07/2024 154

Câu 14:

Hiện tượng nhiều địa danh xuất hiện trong văn bản cho biết điều gì về mối quan hệ giữa các truyện thơ dân gian với môi trường sống, môi trường văn hoá mà từ đó các truyện thơ dân gian này nảy sinh và phát triển?

Xem đáp án » 13/07/2024 149

Câu 15:

Đọc văn bản Lời tiễn dặn trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 105), đoạn từ “Chết ba năm hình còn treo đó” đến hết và trả lời các câu hỏi:

Nêu những cung bậc khác nhau của tâm trạng, cảm xúc được diễn tả trong đoạn thơ đã xác định ở trên.

Xem đáp án » 22/07/2024 147